Alexander Hamilton, Công tước thứ 10 xứ Hamilton

Đức ngài

Công tước xứ Hamilton

KG PC FRS FSA
Alexander Hamilton, Công tước thứ 10 xứ Hamilton, bởi Henry Raeburn.
Công tước xứ Hamilton
Công tước xứ Brandon
Tại vị16 tháng 2 năm 1819 – 18 tháng 8 năm 1852
(33 năm, 184 ngày)
Tiền nhiệmArchibald Hamilton
Kế nhiệmWilliam Hamilton
Nam tước Dutton
Tại vị4 tháng 11 năm 1806 – 18 tháng 8 năm 1852
(45 năm, 288 ngày)
Tiền nhiệmArchibald Hamilton
Kế nhiệmWilliam Hamilton
Thông tin chung
Tên đầy đủ
Alexander Douglas-Hamilton
Các tước hiệu khác
  • Hầu tước xứ Douglas
  • Hầu tước xứ Clydesdale
  • Bá tước xứ Angus
  • Bá tước xứ Lanark
  • Bá tước xứ Arran và Cambridge
  • Lãnh chúa Abernethy và Jedburgh Forest
  • Lãnh chúa Machanshire và Polmont
  • Lãnh chúa Aven và Innerdale
Sinh(1767-10-03)3 tháng 10 năm 1767
Quảng trường Thánh James, Luân Đôn, Anh
Mất18 tháng 8 năm 1852(1852-08-18) (84 tuổi)
Quảng trường 12 Portman, Luân Đôn, Anh
An tángNghĩa trang Bent, Hamilton, Nam Lanarkshire
OfficesLord Lieutenant xứ Lanarkshire
Phối ngẫuSusan Euphemia Beckford
Hậu duệ
ChaArchibald Hamilton, Công tước thứ 9 xứ Hamilton
MẹHarriet Stewart
Phù hiệu áo giáp
Phù hiệu của Alexander Hamilton, Công tước thứ 10 xứ Hamilton

Alexander Hamilton, Công tước thứ 10 xứ Hamilton và Công tước thứ 7 xứ Brandon KG PC FRS FSA (3 tháng 10 năm 1767 – 18 tháng 8 năm 1852) là một quý tộc, chính trị gia và nhà sưu tầm nghệ thuật người Scotland.[1]

Thân thế

Alexander Hamilton sinh ngày 3 tháng 10 năm 1767 tại Quảng trường Thánh James, Luân Đôn, là con trai đầu lòng và là người con thứ hai của Archibald Hamilton, Công tước thứ 9 xứ Hamilton và Harriet Stewart. Alexander được rửa tội vào ngày 1 tháng 11 năm 1767 tại Thánh James Westminster.[a][2] Alexander có một chị gái và ba em, lần lượt là Anne, Archibald, Charlotte và Susan. Trong những năm đầu đời, Alexander sống tại Ashton Hall, gần Lancaster. Vào những năm niên thiếu, Alexander sống tại Luân Đôn.[3][4]

Tuổi trẻ

Alexander được giáo dục tại Trường Harrow, dưới sự hướng dẫn của Mục sư Samuel Henley, một người bạn của William Thomas Beckford (sau này là một nhà sưu tập vĩ đại), một người họ hàng của Alexander và sau này cũng là bố vợ của Alexander. Alexander và em trai Archibald đã đến thăm William Beckford tại Fonthill Splendens ở Wiltshire vài lần vào đập thập niên 1780s. Theo Godfrey Evans, trong những năm niên thiếu, Alexander có phát sinh tình cảm dành cho người họ hàng William Beckford. Trong một bức thư gửi William, Alexander đã viết rằng: "Em luôn cảm thấy vui vẻ mỗi khi ở cùng William yêu dấu."[b] Trong một bức thư khác, Alexander đã viết rằng: "Em thường nghĩ về buổi chơi bạc tối Chủ nhật, nhưng với nỗi tiếc nuối lớn lao, khi anh đang bị trục xuất và em sợ rằng mình không thể gặp anh trong thời gian gần, và kể cả khi có gặp được nhau, thì sẽ không thể có một đêm tuyệt vời như thế."[c][5]

Ngày 4 tháng 3 năm 1786, Alexander sau này trúng tuyển vào trường Đại học Christ Church, Oxford, một nơi mà phần lớn con trai của gia đình quý tộc theo học vào cuối thế kỷ 18. Ngày 18 tháng 12 năm 1789, Alexander nhận bằng MA.[d][2][6] Giống như cha, sau khi tốt nghiệp, Alexander bắt đầu chuyến hành trình đến các nhiều nơi thuộc châu Âu lục địa và bắt đầu sở thích sưu tập tranh, thủ bản và sách của mình.[7][4]

Sự nghiệp

Alexander Hamilton là một thành viên của Đảng Whig[8] và sự nghiệp chính trị của Alexander bắt đầu vào năm 1802, khi Alexander trở thành nghị sĩ Quốc hội xứ Lancaster. Alexander ở Hạ viện cho đến năm 1806, khi Alexander được bổ nhiệm vào Hội đồng Cơ mật. Cũng trong năm 1802, Alexander trở thành Đại sứ tại Triều đình Sankt-Petersburg cho đến năm 1807; Ngoài ra, Alexander còn là Lord Lieutenant xứ Lanarkshire từ năm 1802 đến năm 1852.[2][9]

Công tước xứ Hamilton

Alexander Hamilton lúc 15 tuổi, trong một bức tranh bởi Joshua Reynolds.

Với tư cách là trưởng tử và là người thừa kế, Alexander được gọi là Hầu tước xứ Douglas và Clydesdale từ năm 1799 đến năm 1819. Ngày 4 tháng 11 năm 1806, Alexander kế thừa cha trở thành Nam tước Dutton thông qua hình thức Writ of acceleration.[e][10] Ngày 16 tháng 2 năm 1819, Alexander trở thành kế thừa Công tước xứ Hamilton cùng nhiều tước hiệu quý tộc khác sau khi cha qua đời.[2]

Alexander đảm nhận vị trí Lord High Steward tại lễ đăng quang của William IV của Anh năm 1831 và lễ đăng quang của Victoria của Anh năm 1838, và là người cuối cùng đảm nhận vị trí này hai lần. Với vị trí Lord High Steward, Công tước xứ Hamilton là người cầm Vương miện Thánh Edward tại lễ đăng quang của hai vị quân chủ. Ngày 5 tháng 9 năm 1836, Alexander trở thành Hiệp sĩ Garter.[2] Từ năm 1820 đến năm 1821, Công tước xứ Hamilton giữ chức vụ Grand Master Mason của Freemasons của Scotland.[11] Alenxander cũng từng giữ chức Chủ tịch Hiệp hội Sơn nguyên và Nông nghiệp Vương thất ở Scotland[12][13] và Thụ ủy của Bảo tàng Anh.[14]

Theo đuổi Sofia Klavoni

Trong thời gian ở Nga, Alexander đã theo đuổi Sofia Klavoni, người từng là courtesan[f] và là người vợ thứ ba của Bá tước Stanisław Szczęsny Potocki, một quý tộc giàu có người Ba Lan cho đến khi Stanisław qua đời vào năm 1805. Sau khi chồng qua đời, Sofia đến Sankt-Peterburg để tranh giành quyền lợi với người vợ đầu của ngài Bá tước cũng như cho các con một nền giáo dục tốt hơn. Alexander bị hấp dẫn bởi khối tài sản kếch xù và quá khứ hoang dại của Bá tước phu nhân Sofia.[15] Thế nhưng, mối quan hệ giữa Alexander và Sofia không thành mà thay vào đó, hai người trở thành bạn bè.[16]

Hôn nhân và con cái

Trở về Scotland với khoản nợ đáng kể, Alexander cần kết hôn nhanh chóng với một nữ thừa kế. Thế nhưng Hầu tước xứ Douglas không cần phải tìm kiếm đâu xa khi William Thomas Beckford và chị gái của Alexander là Anne Hamilton đã ứng cử Susan Euphemia Beckford, con gái của chính William và vợ là Margaret Gordon, con gái của Charles Gordon, Bá tước thứ 4 xứ Aboyne và Margaret Stewart. Ngày 26 tháng 4 năm 1810, tại Luân Đôn, Alexander Hamilton kết hôn với Susan Euphemia Beckford.[2][17] Cuộc hôn nhân của Alexander và Susan cũng cải thiện địa vị xã hội của William Beckford. Thông qua cuộc hôn nhân, Alexander Hamilton và Susan Beckford có hai người con, một nam và một nữ:[18]

Tính cách

Một bản sketch của Công tước thứ 10 xứ Hamilton.

Được gọi là "El Magnifico", Alexander Hamilton nổi tiếng là một quý ông bảnh bao trong thời của mình.[21] Một chi tiết trong bản tin về Alexander sau khi qua đời đã nhận định rằng Alexander "Có khuynh hướng quá coi trọng tầm quan trọng của dòng dõi cổ xưa... ông ấy rất xứng đáng được tôn vinh là người đàn ông tự mãn nhất nước Anh."[g][21] Alexander có xu hướng ủng hộ Napoléon và cho đặt vẽ bức tranh Hoàng đế Napoléon trong phòng Nghiên cứu của mình tại Tuileries, được vẽ bởi Jacques-Louis David. Đây cũng là lần bảo trợ nghệ thuật lớn đầu tiên của Alexander.[22]

Trong tác phẩm The Days of the Dandies, Alexander Baillie-Cochrane, Nam tước Lamington thứ 1 đã viết về Alexander Hamilton rằng "chưa bao giờ có một người vĩ đại như Công tước thứ 10, Đại sứ của Nữ hoàng Yekaterina; khi tôi được tiếp xúc với ông, ông ấy đã rất già nhưng vẫn giữ dáng đứng thẳng như bất kỳ người lính nào. Ông luôn mặc một chiếc áo khoác quân đội, quần bó và đi bốt kiểu Hessen..."[h][19] Trong một bức thư gửi con trai là Granville Leveson-Gower, Bá tước Granville thứ 1, Susanna Stewart, Hầu tước phu nhân xứ Stafford đã đề cập đến Alexander khoác lên mình "Chiếc áo khoác lớn, Hàng cúc dài và những ngón tay thì đeo những chiếc Nhẫn vàng"[i] và có vẻ ngoài như người ngoại quốc.[23] Theo một bản tin khác trên Gentleman's Magazine, Alexander có "niềm tự hào gia đình mãnh liệt."[24]

Qua đời và di sản

Chân dung bởi Willis Maddox (1852)

Ngày 18 tháng 8 năm 1852, ở độ tuổi 84, Công tước xứ Hamilton qua đời tại Quảng trường 12 Portman, Luân Đôn, Anh[2] và được chôn cất vào ngày 4 tháng 9 năm 1852 tại Cung điện Hamilton, Hamilton, Nam Lanarkshire, Scotland. Khi còn sống, Alexander Hamilton dành nhiều sự quan tâm đến các xác ướp thuộc thời Ai Cập cổ đại đến nỗi đã sắp xếp để Thomas Pettigrew ướp xác mình sau khi qua đời.[25] Theo mong muốn của mình, thi thể của ngài Công tước xứ Hamilton đã được ướp xác sau khi qua đời và được đặt trong một quan tài từ thời Ptolemy mà ngài Công tước đã mua lại ở Paris vào năm 1836, vốn ban đầu là dành cho Bảo tàng Anh. Alexander tin rằng quan tài vốn được dành cho một vị Vương tử Ai Cập, nhưng thực tế quan tài được thiết kế cho một Nữ vương/Vương hậu Ai Cập,[j] nên phần bàn chân của Công tước phải bị cắt bỏ và đặt riêng để có thể vừa văn với quan tài.[21][26][27] Alexander cũng mua lại quan tài của Pabasa, một nhà quý tộc quan trọng của thời Ai Cập cổ, hiện đang được trưng bày ở Phòng Trưng bày và Bảo tàng Nghệ thuật Kelvingrove.[28] Năm 1842, Alexander đã bắt đầu cho xây dựng Lăng mộ Hamilton để làm nơi lưu trữ thi hài của gia đình tại Cung điện. Alexander được an táng ở đó cùng với các Công tước xứ Hamilton khác, từ khi lăng mộ được hoàn thành vào năm 1858 cho đến năm 1921, khi lăng mộ bị sụt lún và việc Cung điện Hamilton bị phá hủy sau đó đã buộc phải đưa các thi thể đến nghĩa trang Bent ở Hamilton, nơi Alexander vẫn được chôn cất trong quan tài của mình.[29][4]

Bộ sưu tập tranh, đồ vật, sách và thủ bản của Công tước xứ Hamilton được bán với giá 397.562 bảng Anh vào tháng 7 năm 1882. Các thủ bản được chính phủ Đức mua lại với giá 80.000 bảng Anh.[19] Một số khác thì được chính phủ Anh mua lại và hiện đang lưu giữ ở Bảo tàng Anh.

Tước hiệu và nhã xưng

  • Ngày 3 tháng 10 năm 1767 – 2 tháng 8 năm 1799: Mister/Master Alexander Hamilton (Thiếu gia Alexander Hamilton)[3]
  • Ngày 2 tháng 8 năm 1799 – 16 tháng 2 năm 1819: Marquess of Douglas and Clydesdale (Hầu tước xứ Douglas và Clydesdale)[2]
  • Ngày 16 tháng 2 năm 1819 – 18 tháng 8 năm 1852: His Grace The Duke of Hamilton (Đức ngài Công tước xứ Hamilton)[2]

Tổ tiên

Gia phả của Alexander Hamilton, Công tước thứ 10 xứ Hamilton[30][31][32][33][34]
16. Anne Hamilton, Công tước thứ 3 xứ Hamilton
8. James Hamilton, Công tước thứ 4 xứ Hamilton
17. William Douglas, Công tước xứ Hamilton
4. James Hamilton, Công tước thứ 5 xứ Hamilton
18. Digby Gerard, Nam tước Gerard thứ 5
9. Elizabeth Gerard
19. Elizabeth Gerard
2. Archibald Hamilton, Công tước thứ 9 xứ Hamilton
20.
10. Edward Spencer
21.
5. Anne Spencer
22.
11. Anne Baker
23.
1. Alexander Hamilton
24. Alexander Stewart, Bá tước thứ 3 xứ Galloway
12. James Stewart, Bá tước thứ 5 xứ Galloway
25. Mary Douglas
6. Alexander Stewart, Bá tước thứ 6 xứ Galloway
26. Alexander Montgomerie, Bá tước thứ 9 xứ Eglinton
13. Catherine Montgomerie
27. Margaret Cochrane
3. Harriet Stewart
28. John Cochrane, Bá tước thứ 2 xứ Dundonald
14. John Cochrane, Bá tước thứ 4 xứ Dundonald
29. Susan Hamilton
7. Catherine Cochrane
30. Charles Murray, Bá tước thứ 1 xứ Dunmore
15. Anne Murray
31. Catherine Watts

Ghi chú

  1. ^ Là bằng Thạc sĩ Nghệ thuật.
  2. ^ Nguyên văn: "I am happy whenever with my Dear William."
  3. ^ Nguyên văn: "I often think of our gambole that Sunday night, but with great regret, for you are now in a manner banished, and I fear I shall not see you for some time, and when we do meet, shall not have such a fine night."
  4. ^ Là bằng Thạc sĩ Nghệ thuật.
  5. ^ Writ of acceleration là hình thức cho phép người thừa kế ấn định (heir apparent) của một quý tộc có từ 2 tước hiệu trở lên được thừa kế một tước hiệu thấp hơn từ cha hoặc mẹ.
  6. ^ Courtesan là thuật ngữ chỉ những người phụ nữ có quan hệ tình dục với những người đàn ông giàu có để nhận lấy tiền.
  7. ^ Nguyên văn: "a great predisposition to over-estimate the importance of ancient birth he well deserved to be considered the proudest man in England."
  8. ^ Nguyên văn: "Never was such a magnifico as the 10th Duke, the Ambassador to the Empress Catherine; when I knew him he was very old, but held himself straight as any grenadier. He was always dressed in a military laced undress coat, tights and Hessian boots, etc."
  9. ^ Nguyên văn: "His great Coat, long Queue, and Fingers cover'd with gold Rings"
  10. ^ Văn bản tiếng Anh ghi là queen, vốn dùng được cho cả Nữ vương và Vương hậu.

Tham khảo

  1. ^ “Alexander, 10th Duke of Hamilton, the premier peer of Scotland and one of the greatest collectors in the history of Scotland”. National Museums Scotland. Bản gốc lưu trữ ngày 13 tháng 9 năm 2010. Truy cập ngày 30 tháng 9 năm 2009.
  2. ^ a b c d e f g h i Cokayne 1892, tr. 149–150.
  3. ^ a b Evans 2009, tr. 5.Lỗi sfn: không có mục tiêu: CITEREFEvans2009 (trợ giúp)
  4. ^ a b c Beattie 2020.
  5. ^ Evans 2009, tr. 5–6.Lỗi sfn: không có mục tiêu: CITEREFEvans2009 (trợ giúp)
  6. ^ Evans 2009, tr. 6.Lỗi sfn: không có mục tiêu: CITEREFEvans2009 (trợ giúp)
  7. ^ Evans 2009, tr. 6, 7, 16.Lỗi sfn: không có mục tiêu: CITEREFEvans2009 (trợ giúp)
  8. ^ Evans 2009, tr. 68.Lỗi sfn: không có mục tiêu: CITEREFEvans2009 (trợ giúp)
  9. ^ Evans 2009, tr. 26, 33.Lỗi sfn: không có mục tiêu: CITEREFEvans2009 (trợ giúp)
  10. ^ Nicolas 1857, tr. 71.
  11. ^ Graham, John Hamilton (1892). Outlines of the history of freemasonry in the province of Quebec. Cornell University Library. Montreal : Printed by J. Lovell & sons. tr. 17.
  12. ^ Scotland, Royal Highland and Agricultural Society of (1829). Transactions of the Highland and Agricultural Society of Scotland (bằng tiếng Anh). W.Blackwood & Sons. tr. 8.
  13. ^ Scotland, Royal Highland and Agricultural Society of (1829). Transactions of the Highland and Agricultural Society of Scotland (bằng tiếng Anh). W.Blackwood & Sons. tr. 407.
  14. ^ British Museum.; British Museum (1898). Statutes and rules for the British Museum : made by the trustees in pursuance of the Act of Incorporation, 26 George II, cap. 22, ss. XV. London Natural History Museum Library. London : Printed by order of the trustees. tr. 33.
  15. ^ Evans 2009, tr. 34.Lỗi sfn: không có mục tiêu: CITEREFEvans2009 (trợ giúp)
  16. ^ Evans 2009, tr. 54, 56.Lỗi sfn: không có mục tiêu: CITEREFEvans2009 (trợ giúp)
  17. ^ Evans 2009, tr. 56, 60.Lỗi sfn: không có mục tiêu: CITEREFEvans2009 (trợ giúp)
  18. ^ Lodge 1872, tr. 274–275.
  19. ^ a b c Cokayne 1892, tr. 150.
  20. ^ Lodge 1872, tr. 421.
  21. ^ a b c Happer & Steward 2014, Grander Design.
  22. ^ Evans 2009, tr. 68–70, 73.Lỗi sfn: không có mục tiêu: CITEREFEvans2009 (trợ giúp)
  23. ^ Granville 1916, tr. 75.
  24. ^ Evans 2009.Lỗi sfn: không có mục tiêu: CITEREFEvans2009 (trợ giúp)
  25. ^ Arts, Global; Cultures; read, Design 20 min. “The Rise and Fall of Hamilton Palace”. National Museums Scotland (bằng tiếng Anh). Truy cập ngày 22 tháng 7 năm 2024.
  26. ^ Evans 2009, tr. 171–172.Lỗi sfn: không có mục tiêu: CITEREFEvans2009 (trợ giúp)
  27. ^ Masters 2011, tr. 266.
  28. ^ Heel, Koenraad Donker van (1 tháng 4 năm 2014). Mrs. Tsenhor: A Female Entrepreneur in Ancient Egypt (bằng tiếng Anh). American University in Cairo Press. tr. 60. ISBN 978-1-61797-569-1.
  29. ^ Gazetteer for Scotland- Bent cemetery
  30. ^ Cokayne 1892, tr. 6, 145–150.
  31. ^ Cokayne 1890, tr. 210, 218.
  32. ^ Burke 1830, tr. 351–352.
  33. ^ Debrett 1839, tr. 385–386.
  34. ^ Lodge 1907, tr. 656, 796.

Nguồn tài liệu

  • Cokayne, George Edward (1892). The Complete Peerage (Edition 1, Volume 4).
  • Cokayne, George Edward (1890). The Complete Peerage (Edition 1, Volume 3).
  • Burke, John (1830). Genealogical and Heraldic Dictionary of the Peerage and Baronetage of the British Empire (bằng tiếng Anh). Burke's Peerage Limited.
  • Debrett, John (1839). Debrett's Peerage of England, Scotland, and Ireland. [Another] (bằng tiếng Anh).
  • Lodge, Edmund (1907). The Peerage, Baronetage, Knightage & Companionage of the British Empire for 1907 (bằng tiếng Anh). Kelly's Directories.
  • Lodge, Edmund (1872). The Peerage and Baronetage of the British Empire as at Present Existing ... (bằng tiếng Anh). Hurst & Blackett.
  • Nicolas, Sir Nicholas Harris (1857). The Historic Peerage of England: Exhibiting, Under Alphabetical Arrangement, the Origin, Descent, and Present State of Every Title of Peerage which Has Existed in this Country Since the Conquest ; Being a New Edition of the "Synopsis of the Peerage of England" (bằng tiếng Anh). John Murray.
  • Evans, Godfrey Howell (2009). “Alexander, 10th Duke of Hamilton (1767-1852) as patron and collector”. The University of Edinburgh (bằng tiếng Anh).
  • Beattie, Sarah (30 tháng 9 năm 2020). “Alexander, 10th Duke of Hamilton (1767–1852)”. National Trust for Scotland (bằng tiếng Anh). Truy cập ngày 11 tháng 7 năm 2024.
  • Granville, Earl Granville Leveson Gower (1916). Lord Granville Leveson Gower (first Earl Granville): Private Correspondence, 1781 to 1821 (bằng tiếng Anh). J. Murray.
  • Happer, Richard; Steward, Mark (15 tháng 10 năm 2014). River Clyde: From Source to Sea (bằng tiếng Anh). Amberley Publishing Limited. ISBN 978-1-4456-4327-4.
  • Masters, Brian (8 tháng 2 năm 2011). The Dukes (bằng tiếng Anh). Random House. ISBN 978-1-4464-2631-9.
Quốc hội Vương quốc Liên hiệp Anh
Tiền nhiệm:
John Dent
Richard Penn
Nghị sĩ Quốc hội xứ Lancaster
1802–1806
Kế nhiệm:
John Dent
John Fenton-Cawthorne
Chức vụ ngoại giao
Tiền nhiệm:
Bá tước Cathcart
Đại sứ Liên hiệp Anh ở Nga
1807
Kế nhiệm:
Lord Granville Leveson-Gower
Danh hiệu
Tiền nhiệm:
Công tước thứ 9 xứ Hamilton
Lord Lieutenant xứ Lanarkshire
1802–1852
Kế nhiệm:
Công tước thứ 11 xứ Hamilton
Quý tộc Scotland
Tiền nhiệm
Archibald Hamilton
Công tước xứ Hamilton
1819–1852
Kế nhiệm
William Hamilton
Quý tộc Đại Anh
Tiền nhiệm
Archibald Hamilton
Công tước xứ Brandon
1819–1852
Kế nhiệm
William Hamilton
Nam tước Dutton
(Writ of acceleration)

1806–1852