Căn cứ Lai Khê

Căn cứ Lai Khê
Căn cứ Lai Khê nhìn từ trên không năm 1965
Căn cứ Lai Khê trên bản đồ Việt Nam
Căn cứ Lai Khê
Căn cứ Lai Khê
Tọa độ11°11′42″B 106°37′01″Đ / 11,195°B 106,617°Đ / 11.195; 106.617 (Lai Khê Base Camp)
LoạiCăn cứ quân sự
Lịch sử địa điểm
Sử dụng1960–1975
Trận đánh/chiến tranh
Chiến tranh Việt Nam
Thông tin đơn vị đồn trú
Chủ sở hữuSư đoàn 5 Bộ binh QLVNCH
Sư đoàn 1 Bộ binh Lục quân Mỹ
Sân bay Lai Khê
Mã IATA
-
Mã ICAO
-
Thông tin chung
Vị trí{{{location}}}

Căn cứ Lai Khêcăn cứ cũ của Quân lực Việt Nam Cộng hòaQuân đội Mỹ đóng tại ấp Lai Khê, xã Lai Hưng, huyện Bến Cát (nay thuộc huyện Bàu Bàng), tỉnh Bình Dương, dọc theo Quốc lộ 13 về phía Tây Bắc Sài Gòn và cách Thủ Dầu Một khoảng 20 km phía bắc tỉnh này.

Lịch sử

Trong chiến tranh Việt Nam, Lai Khê là một thị trấn đồn trú do Sư đoàn 5 Bộ binh QLVNCH đóng tại đó trong hầu hết thập niên 1960/1970.[1] Lai Khê cũng là Sở chỉ huy Sư đoàn 1 Bộ binh của Lục quân Mỹ từ tháng 10 năm 1967 đến tháng 1 năm 1970.

Các đơn vị quân đội Mỹ khác đóng tại Lai Khê bao gồm:

  • Tiểu đoàn 121 Truyền tin (1965 – 1970)
  • Bệnh viện Phẫu thuật số 2 (1968 – Tháng 3, 1970)[2]:213
  • Tiểu đoàn 2, Thiết đoàn 5 Kỵ binh (Tháng 4 – Tháng 12 năm 1969)[2]:126
  • Tiểu đoàn 5, Sư đoàn 7 Kỵ binh (Tháng 4 – Tháng 12 năm 1969)[2]:128
  • Trung đoàn 11 Thiết giáp (Tháng 2 năm 1969)[2]:130
  • Tiểu đoàn 6, Pháo binh 15 (Tháng 5, 1967 - Tháng 7, 1968)[2]:99
  • Bệnh viện Phẫu thuật số 18 (Tháng 12, 1967 – Tháng 2, 1968)[2]:215
  • Tiểu đoàn 2, Pháo binh 33 (Tháng 7, 1967 – Tháng 4, 1970)[2]:104
  • Đại đội 173 Trực thăng Tấn công (1966 – Tháng 3, 1972)[2]:122
  • Tiểu đoàn 554 Công binh (Tháng 10, 1969 – 1971) [2]:174
  • Đại đội 337 Nghiên cứu Vô tuyến, Tiểu đoàn 303 Nghiên cứu Vô tuyến, Liên đoàn 509 Nghiên cứu Vô tuyến (ASA)
  • Trung đội 4 Đại đội 45 Quân y (cứu thương trên không) [AKA "Dustoff"] (Tháng 6, 1966 – Tháng 2, 1969)
  • Phi đội 1, Thiết đoàn 9 Kỵ binh
    • Binh đoàn Bravo[3]:67
    • Binh đoàn Echo - thành lập tại đây vào ngày 1 tháng 9 năm 1970[3]:141

Ngày 28 tháng 7 năm 1971, một cuộc tấn công của đội đặc công QĐNDVN/VC vào căn cứ này đã phá hủy bốn trực thăng Mỹ và làm hư hỏng chiếc thứ năm.[4]

Sau khi chiến tranh chấm dứt ngày 30 tháng 4 năm 1975, Phần lớn khu căn cứ này đều được chuyển sang làm nhà ở và đất canh tác trong lúc một phần căn cứ vẫn được Quân đội Nhân dân Việt Nam sử dụng cho đến nay.

Tham khảo

  1. ^ Tucker, Spencer (2000). Encyclopedia of the Vietnam War. ABC-CLIO. tr. 526–33. ISBN 9781851099610.
  2. ^ a b c d e f g h i Stanton, Shelby (2003). Vietnam Order of Battle. Stackpole Books. tr. 74. ISBN 9780811700719.
  3. ^ a b Zahn, R (2003). Snake Pilot. Brassey's Inc. ISBN 1-57488-565-0.
  4. ^ “Enemy blows up 4 U.S. helicopters”. The New York Times. 28 tháng 7 năm 1971. tr. 4.
  • x
  • t
  • s
Đại đơn vị
Binh chủng
Quân trường

Đại học Chiến tranh Chính trị · Võ bị Đà Lạt · Trường Chỉ huy tham mưu ·
Trường Hạ sĩ quan Đồng Đế · Võ khoa Thủ Đức · Trường Quân y · Trường Thiếu sinh quân ·
Quang Trung · Lam Sơn · Vạn Kiếp · Hải quân · Dục Mỹ ·
Nữ quân nhân · Pháo binh · Quân cảnh · Quân khuyển ·

Biểu trưng
Binh biến
Sự kiện quân sự

Chiến dịch Nguyễn Huệ 1956 · Trận Tua Hai 1960 · Trận Ấp Bắc 1963 · Trận Bình Giã 1964 · Chiến dịch Mậu Thân · Lam Sơn 719 · Mùa hè đỏ lửa · Chiến cuộc Xuân 1975 ·

Tiêu đề chuẩn Sửa dữ liệu tại Wikidata