Hiện tượng phách

Sóng sin 110 Hz (màu hồng bên trên), với sóng sin 104 Hz G# (màu xanh bên trên), và tổng của chúng (bên dưới) có đường bao (đỏ)

Hiện tượng phách là hiện tượng chồng chất 2 dao động có tần số gần bằng nhau[1].

  • Xét tổng hợp của 2 dao động:
    x1= a1 cos(ω1t + P1)
    x2= a2 cos(ω2t + P2)  (ω2>ω1),ω2≈ω1=ω
  • Giả sử 2 dao động có biên độ a1=a2, 2 pha ban đầu P1=P2=0
  • Dao động tổng hợp có dạng:

x=x1+x2=a(cos(ω1t)+cos(ω2t))= 2acos((ω2-ω1)t/2)cos((ω1+ω2)t/2)

  • Đặt A= 2acos((ω2-ω1)t/2)là biên độ của dao động tổng hợp, tần số góc của dao động tổng hợp =(ω1+ω2)/2=ω (ω2≈ω1=ω)

Dao động tổng hợp có tần số góc là ω. Biên độ của dao động tổng hợp biến đổi điều hòa chậm theo chu kì T=2π/(ω1+ω2)

  • Hiện tượng trên gọi là hiện tượng phách. Chu kì T gọi là chu kì phách
  • Tần số phách: f=1/T=(ω2-ω1)/2π = f2-f1

Trong đó f1 và f2 là tần số của 2 dao động thành phần.

Hình tượng sơ khai Bài viết về chủ đề vật lý này vẫn còn sơ khai. Bạn có thể giúp Wikipedia mở rộng nội dung để bài được hoàn chỉnh hơn.
  • x
  • t
  • s

Tài liệu tham khảo

  1. ^ [1] Lưu trữ 2012-09-05 tại Wayback Machine hiện tượng phách