Mộng Long

Mộng Long
Tên khai sinhNguyễn Mộng Long
Thể loạiNhạc vàng
Nhạc trữ tình nói chung
Nghề nghiệpNhạc sĩ
Ca sĩ

Mộng Long (tên đầy đủ: Nguyễn Mộng Long) là một nhạc sĩ kiêm ca sĩ người Việt Nam. Ông là tác giả các bài hát nhạc vàng như "Chuyện tình dang dở", "Lá thư cuối cùng",... Ông dùng nghệ danh Nhật Linh khi đi hát.

Tiểu sử

Nguyễn Mộng Long[1] vừa là nhạc sĩ, vừa là ca sĩ. Khi đi hát ông lấy nghệ danh là Nhật Linh. Ông từng bị Việt Nam Cộng hòa bắt giam vì trốn quân dịch. Đầu năm 1971, ông sáng tác bài "Chuyện tình dang dở".[1] Năm 1973, bài này được đưa vào băng nhạc Kim Đằng 1 do nhạc sĩ Vinh Sử biên tập. Sau năm 1975, Vinh Sử mạo nhận bài này là của mình và đưa vào băng VHS Mưa bụi rất ăn khách ở Việt Nam trong thập niên 1990.[2] Bài hát được nhiều ca sĩ trình bày như Thanh Tuyền, Quang Lê, Chế Thanh,...

Sau 1975, Mộng Long đi định cư tỉnh bang British Columbia, Canada. Tại đây ông còn làm võ sư môn kung fu.[3]

Tháng 7 năm 2008, ông về Việt Nam điều hành hãng phim tư nhân Trường Sơn.[2]

Sáng tác

Danh sách này không đầy đủ; bạn có thể giúp đỡ bằng cách mở rộng nó.
  • Bàn chân trên lối (2020)
  • Chín tuần Quang Trung
  • Chuyện tình dang dở (1971)[4]
  • Đêm Bolsa (2020)
  • Đêm buồn Tây Đô (1974)
  • Giọt buồn (2020)
  • Gọi em bằng chị (1972)
  • Hoa bưởi (tức Chuyện buồn con gái) (1972)
  • Họa mi ca (1971)
  • Lá thư cuối cùng (1972)
  • Lá thư đầu tiên (1972)

  • Lá thư màu tím (1972)
  • Lối về nhà em (Mộng Long & Phương Hùng)
  • Lúa vàng (2020)
  • Người em xứ bưởi (1973)[5]
  • Nỗi đau da cam
  • Quê hương ta (2020)
  • Tiếng sét ái tình (1972)
  • Tình chị duyên em (1972)
  • Tôi không có mùa xuân (2020)
  • Việt Nam tôi
  • Xa quê hương nhớ mẹ hiền (2020)

Chú thích

  1. ^ a b “Giấy chứng nhận đăng ký quyền tác giả: "Chuyện tình dang dở"”.[liên kết hỏng]
  2. ^ a b Phạm, Thành Nhân (9 tháng 1 năm 2010). “Nhì nhằng Chuyện tình dang dở”. Tuổi Trẻ Online.
  3. ^ “Kung Fu Classess - Locals Learn Ancient Art” (bằng tiếng Anh). Prince George Citizen. 21 tháng 10 năm 1981.
  4. ^ Vinh Sử đổi thành "Thôi em hãy về đi".
  5. ^ Không phải của Hoàng Phương và được Bộ Văn hóa Thông tin và Truyền thông của Việt Nam cấp giấy chứng nhận.

Liên kết ngoài

  • Một số sáng tác năm 1972 của Mộng Long
Hình tượng sơ khai Bài viết tiểu sử liên quan đến nhạc sĩ Việt Nam này vẫn còn sơ khai. Bạn có thể giúp Wikipedia mở rộng nội dung để bài được hoàn chỉnh hơn.
  • x
  • t
  • s