Nguyễn Tuyên Cần

Nguyễn Tuyên Cần
Thận Lộc hầu
Thông tin cá nhân
Sinh1461
Mất1543
Học vấnĐồng tiến sĩ
Chức quanHữu thị lang bộ Hình (khi sống)
Thượng thư bộ Lễ (truy tặng)
Tước hiệuThận Lộc hầu (truy tặng)
Quốc giaĐại Việt
Thời kỳNhà Lê sơ
[sửa trên Wikidata]x • t • s

Nguyễn Tuyên Cần (chữ Hán: 阮宣勤, 1461-1543),[1] hay Kim Quan,[2] là hữu thị lang bộ Hình thời Lê sơ, đỗ tiến sĩ năm 1487, sau được truy tặng tước Thận Lộc hầu, chức Lễ bộ thượng thư.[3]

Thân thế

Nguyễn Tuyên Cần là người làng Uông Hạ,[4] huyện Thanh Lâm, phủ Nam Sách[5] (nay thuộc xã Minh Tân, huyện Nam Sách, tỉnh Hải Dương, Việt Nam).[3]

Sự nghiệp

Ông đỗ Đệ tam giáp đồng tiến sĩ[1][6] xuất thân[2] khoa Đinh Mùi niên hiệu Hồng Đức năm 1487 khi ông 27 tuổi.[3][a]

Nguyễn Tuyên Cần làm quan đến chức hữu thị lang bộ Hình,[2] đến năm Hồng Thuận đời vua Lê Tương Dực thì qua đời. Theo Lịch triều hiến chương loại chí thì ông "chết vì nghĩa".[3]

Truy tặng

Ông được triều đình truy tặng chức thượng thư bộ Lễ,[2] tước Thận Lộc hầu.[3]

Gia đình

Có tài liệu cho rằng ông có em trai là Nguyễn Đức Khâm (1470-?),[6] đỗ Đệ nhị giáp Tiến sĩ xuất thân khoa thi Nhâm Tuất niên hiệu Cảnh Thống năm thứ 5 (1502) đời Lê Hiến Tông.[7]

Nhận định

Trong Lịch triều hiến chương loại chí, Phan Huy Chú xếp tên ông vào phần "Bề tôi tiết nghĩa".[3]

Ghi chú

  1. ^ Theo sách Nhà nước phong kiến Việt Nam với việc sử dụng các đại khoa học vị tiến sĩ (1075-1919) năm 2011 thì ông đỗ năm 27 tuổi.[2]

Tham khảo

  1. ^ a b Văn bia đề danh tiến sĩ khoa Đinh Mùi niên hiệu Hồng Đức năm thứ 18 (1487) Lưu trữ 2023-04-06 tại Wayback Machine.
  2. ^ a b c d e Viện khoa học xã hội Việt Nam 2011, tr. 116
  3. ^ a b c d e f Phan Huy Chú 2014, tr. 405
  4. ^ Bùi Văn Vượng 2012, tr. 433.
  5. ^ Đỗ Văn Ninh 2000, tr. 147.
  6. ^ a b Trần Công Hiến & Viện nghiên cứu Hán Nôm (Việt Nam) 2009, tr. 33, 167
  7. ^ Văn bia đề danh tiến sĩ khoa Nhâm Tuất niên hiệu Cảnh Thống năm thứ 5 (1502) Lưu trữ 2021-01-24 tại Wayback Machine.

Thư mục

  1. Đỗ Văn Ninh (2000), Văn bia Quốc tử giám Hà Nội, Hà Nội: Nhà xuất bản Văn hóa thông tin
  2. Trần Công Hiến; Viện nghiên cứu Hán Nôm (Việt Nam) (2009), Hải Dương phong vật chí, Nhà xuất bản Lao động
  3. Viện khoa học xã hội Việt Nam (2011), Nhà nước phong kiến Việt Nam với việc sử dụng các đại khoa học vị tiến sĩ, (1075-1919), Nhà xuất bản Khoa học xã hội
  4. Bùi Văn Vượng (2012), Tổng tập dư địa chí Việt Nam, tập 2, Nhà xuất bản Thanh niên
  5. Phan Huy Chú (2014), Nguyễn Minh Nhựt; Nguyễn Thế Truật; Trần Đình Việt; Đào Thị Tú Uyên; Võ Thị Ngọc Phượng (biên tập), Lịch triều hiến chương loại chí, tập 2, Nhân vật chí, Thành phố Hồ Chí Minh, Việt Nam: Nhà xuất bản Trẻ, ISBN 978-604-1-03015-2[liên kết hỏng]
Hình tượng sơ khai Bài viết tiểu sử liên quan đến nhân vật khoa bảng Việt Nam này vẫn còn sơ khai. Bạn có thể giúp Wikipedia mở rộng nội dung để bài được hoàn chỉnh hơn.
  • x
  • t
  • s