Phạm Bân

Phạm Bân
Chức vụ
Phó Đoàn chuyên gia Quân sự Việt Nam tại Cộng hòa Cuba
Nhiệm kỳ1990 – 1994
Phó tư lệnh Mặt trận 579
Nhiệm kỳ1985 – 1990
Chỉ huy trưởng Bộ chỉ huy quân sự
Quảng Nam – Đà Nẵng
Nhiệm kỳ1980 – 1985
Thông tin cá nhân
Danh hiệuAnh hùng Lực lượng vũ trang nhân dân Anh hùng Lực lượng vũ trang nhân dân (2015)
Quốc tịch Việt Nam
Sinh(1930-01-05)5 tháng 1, 1930
Điện Bàn, Quảng Nam, Liên bang Đông Dương
Mất24 tháng 7, 1995(1995-07-24) (65 tuổi)
Đà Nẵng, Việt Nam
Đảng chính trị Đảng Cộng sản Việt Nam
Phục vụ trong quân đội
Thuộc Quân đội nhân dân Việt Nam
Năm tại ngũ1946 – 1995
Cấp bậc
Đơn vị Quân đội nhân dân Việt Nam
Tham chiếnChiến tranh Đông Dương
Chiến tranh Việt Nam
Tặng thưởngHuân chương Quân công Huân chương Quân công hạng Nhì
Huân chương Quân công Huân chương Quân công hạng Ba
Huân chương Chiến công giải phóng Huân chương Chiến công giải phóng hạng Nhất ×2
Huân chương Chiến công giải phóng Huân chương Chiến công giải phóng hạng Nhì ×2
Huân chương Chiến thắng Huân chương Chiến thắng hạng Ba
Huân chương Kháng chiến Huân chương Kháng chiến hạng Nhất
Huân chương Chiến sĩ vẻ vang Huân chương Chiến sĩ vẻ vang hạng Nhất, Nhì, Ba
Huân chương Chiến sĩ giải phóng Huân chương Chiến sĩ giải phóng hạng Nhất, Nhì, Ba

Phạm Bân (5 tháng 1 năm 1930 – 24 tháng 7 năm 1995) là một sĩ quan cấp cao trong Quân đội nhân dân Việt Nam, hàm Thiếu tướng. Nguyên Phó Đoàn chuyên gia Quân sự Việt Nam tại Cuba, nguyên Phó Tư lệnh Mặt trận 579, nguyên Chỉ huy trưởng Bộ chỉ huy Quân sự Quảng Nam – Đà Nẵng. Ông đã được Nhà nước Việt Nam truy tặng danh hiệu Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân.[1][2]

Cuộc đời

Phạm Bân sinh ngày 5 tháng 1 năm 1930 tại xã Điện Nam, huyện Điện Bàn, tỉnh Quảng Nam.[3] Cách mạng tháng Tám thành công, ông cùng nhiều thanh niên trong xã hăng hái tham gia cách mạng và nhập ngũ năm 1946.[4] Năm 1948, ông được kết nạp vào Đảng Cộng sản Đông Dương.[3]

Tháng 6 năm 1947, ông chuyển sang công tác tại quân báo biệt động, là tiểu đội trưởng của Huyện đội Điện Bàn. Năm 1948, ông phụ trách đội thoát ly của các xã của huyện Điện Bàn.[4] Năm 1949, ông theo học đào tạo do Tỉnh đội Quảng Nam mở.[3] Trong giai đoạn từ năm 1950–1953, ông chuyển về công tác tại Tỉnh đội Quảng Nam và về Huyện đội Điện Bàn kiêm xã đội trưởng xã Điện Nam. Sau khi hiệp định Giơnevơ được kí kết, ông tập kết ra Bắc và được giao giữ các cương vị đại đội trưởng, tiểu đoàn trưởng công binh của Sư đoàn 324, đi học văn hóa và ngoại ngữ ở Trường Văn hoá quân đội, được quân đội cử đi học tại Học viện Tăng – Thiết giáp Quân giải phóng nhân dân Trung Quốc.[4]

Cuối năm 1964, Phạm Bân trở về nước và về công tác tại Binh chủng Tăng – Thiết giáp, ông giữ các chức vụ: tiểu đoàn trưởng, trợ lý chiến thuật Phòng Tham mưu Bộ Tư lệnh Tăng – Thiết giáp.[4] Năm 1968, ông được cử vào chiến trường Khu 5, lần lượt được giao các nhiệm vụ: Trung đoàn trưởng Trung đoàn 31 Sư đoàn 2 (1969–1972),[5] Tham mưu phó Sư đoàn 711, phụ trách Tham mưu trưởng Mặt trận Tiên Phước (1972–1973), Trung đoàn trưởng Trung đoàn 574 Tăng – Thiết giáp, Trưởng phòng Tăng – Thiết giáp Quân khu 5. Tham gia các chiến dịch Nông Sơn, Tam Kỳ, Tiên Phước, giải phóng Đà Nẵng.[4][6]

Sau ngày giải phóng miền Nam, Phạm Bân tham gia Ban Tổng kết chiến tranh Quân khu 5. Sau đó sang Campuchia (1978–1979) làm Sư đoàn trưởng Sư đoàn 307 – sư đoàn chủ công của Mặt trận 579 Quân khu 5, bảo vệ biên giới Tây Nam và giúp nhà nước Campuchia giải phóng các tỉnh ở vùng Đông Bắc.[7] Từ năm 1980–1986, ông trở thành Chỉ huy trưởng Bộ Chỉ huy quân sự Quảng Nam – Đà Nẵng.[3] Cuối năm 1986, ông sang Campuchia lần thứ 2, làm Phó Tư lệnh Mặt trận 579 Quân khu 5 – Trưởng đoàn chuyên gia quân sự khu vực 1 Campuchia. Từ năm 1990–1993, ông làm Phó đoàn trưởng Đoàn chuyên gia quân sự Việt Nam ở Tập đoàn quân miền Đông Cộng hòa Cuba.[4][3]

Sau 5 lần bị thương trong các cuộc chiến tranh, sức khỏe của ông suy yếu dần vào năm 1994. Ông qua đời vào ngày 24 tháng 7 năm 1995 sau một cơn bạo bệnh, tại Bệnh viện Quân y C17, thành phố Đà Nẵng, hưởng thọ 65 tuổi.[3][6] Đến tháng 10 năm 2014, Chủ tịch Nước Trương Tấn Sang đã ký Quyết định truy tặng cho ông danh hiệu Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân.[6][8]

Khen thưởng

Chú thích

  1. ^ Quốc Vinh. “Truy tặng danh hiệu Anh hùng LLVT nhân dân cho Thiếu tướng Phạm Bân”. Bản gốc lưu trữ ngày 19 tháng 4 năm 2015. Truy cập ngày 19 tháng 4 năm 2015.
  2. ^ Quốc Vinh (10 tháng 1 năm 2015). “Tiểu đoàn bộ binh 9 đón nhận danh hiệu Anh hùng LLVTND”. Lưu trữ bản gốc ngày 19 tháng 4 năm 2015. Truy cập ngày 19 tháng 4 năm 2015.
  3. ^ a b c d e f Phạm Đức Nam (10 tháng 3 năm 2021). “NGƯỜI HỌ PHẠM: THIẾU TƯỚNG PHẠM BÂN, NGƯỜI CON ANH HÙNG LỰC LƯỢNG VŨ TRANG CỦA HỌ PHẠM CẨM SA”. Họ Phạm Việt Nam. Bản gốc lưu trữ ngày 28 tháng 7 năm 2024. Truy cập ngày 24 tháng 7 năm 2024.
  4. ^ a b c d e f Nhiều tác giả. “THIẾU TƯỚNG PHẠM BÂN - TỪ CHIẾN TRƯỜNG ĐẾN CHIẾN TRƯỜNG”. Nhà xuất bản Quân đội nhân dân. Bản gốc lưu trữ ngày 28 tháng 7 năm 2024. Truy cập ngày 24 tháng 7 năm 2024.
  5. ^ Nguyệt San (17 tháng 1 năm 2020). “Tết có bia nhờ Thiếu tướng Phạm Bân”. Báo Quân đội nhân dân. Bản gốc lưu trữ ngày 28 tháng 7 năm 2024. Truy cập ngày 24 tháng 7 năm 2024.
  6. ^ a b c Hồng Vân (19 tháng 1 năm 2015). “Truy tặng danh hiệu Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân cho Thiếu tướng Phạm Bân”. Báo Quảng Nam. Truy cập ngày 24 tháng 7 năm 2024.
  7. ^ Hồng Vân (25 tháng 6 năm 2014). “Mặt trận 579 có ba vị tướng”. Báo Quảng Nam. Bản gốc lưu trữ ngày 28 tháng 7 năm 2024. Truy cập ngày 23 tháng 7 năm 2024.
  8. ^ Hồng Vân (19 tháng 1 năm 2015). “Gặp mặt nhân dịp Chủ tịch nước truy tặng danh hiệu Anh hùng LLVTND cho Thiếu tướng Phạm Bân”. Công an Thành phố Đà Nẵng. Bản gốc lưu trữ ngày 28 tháng 7 năm 2024. Truy cập ngày 24 tháng 7 năm 2024.