Quế

Vỏ cây quế

Quế là phần thu được từ lớp vỏ thân cành của một số loài thực vật thuộc chi Cinnamomum, có vị cay, mùi thơm được dùng để làm thuốc và gia vị trong chế biến thực phẩm. Trong khi quế quan đôi khi được xem là "quế thực sự", hầu hết các loại quế thương mại quốc tế đều có xuất xứ từ các loài họ hàng, chúng được xem là "cassia" để phân biệt với "quế thực sự".[1][2]

Cây quế mọc hoang trong rừng hoặc được trồng từ hạt hoặc chiết cành. Sau 5 năm, cây có thể thu hoạch, nhưng vỏ quế thường được bóc sau 20 - 30 năm để đạt hiệu quả tốt nhất. Việc bóc vỏ quế thường diễn ra vào tháng 4 - 5 hoặc 9 - 10, giai đoạn quế đang làm nhựa.[3]

Trong y học phương Đông, cây quế được xem là một trong những vị thuốc quý như sâm, nhung, và phụ. Nhục quế có vị ngọt cay, tính nóng, có tác dụng thông huyệt mạch, làm mạnh tim, tăng sức nóng, chữa các chứng trúng hàn, hôn mê, mạch chạy chậm, nhỏ, yếu và dịch tả nguy cấp.

Còn với những nghiên cứu y học hiện đại, cây quế chứa nhiều thành phần có lợi cho sức khỏe và có tác dụng phòng ngừa và điều trị bệnh. Quế có thể kích thích hoạt động của não như một loại thuốc bổ, giúp làm giảm căng thẳng thần kinh và chứng suy giảm trí nhớ.[4]

Các loài

Một số loài quế thường được chào bán như:[5]

  • Cinnamomum verum (quế hồi, quế Sri Lanka)
  • C. burmannii (Korintje, Padang cassia, hay quế Indonesia)
  • C. loureiroi (quế Thanh, quế Quỳ, Quế Sài Gòn, quế Việt Nam)
  • C. cassia (quế đơn, quế bì, quế Trung Quốc)
  • C.iners (quế lợn)

Tham khảo

  1. ^ Iqbal, Mohammed (1993). “International trade in non-wood forest products: An overview”. FO: Misc/93/11 - Working Paper. Food and Agriculture Organization of the United Nations. Truy cập ngày 12 tháng 11 năm 2012.
  2. ^ "Cassia, also known as cinnamon or Chinese cinnamon is a tree that has bark similar to that of cinnamon but with a rather pungent odour," remarks Maguelonne Toussant-Samat, Anthea Bell, tr. The History of Food, revised ed. 2009, p.437.
  3. ^ “Quế: vị thuốc và hương liệu cuộc sống”. Báo Sức Khỏe và Đời Sống. Truy cập ngày 10 tháng 7 năm 2024.
  4. ^ “10 tác dụng của quế và những tác dụng phụ cần lưu ý khi sử dụng”. VOH - Đài Tiếng nói Nhân dân Thành phố Hồ Chí Minh. Truy cập ngày 10 tháng 7 năm 2024.
  5. ^ Culinary Herbs and Spices Lưu trữ 2010-11-16 tại Wayback Machine, The Seasoning and Spice Association. Truy cập 2010-08-03.

Liên kết ngoài


Bài viết liên quan đến Bộ Nguyệt quế này vẫn còn sơ khai. Bạn có thể giúp Wikipedia mở rộng nội dung để bài được hoàn chỉnh hơn.
  • x
  • t
  • s