Tháp Bằng An

Tháp Bằng An
Tháp Bằng An
Thông tin tháp
ThờShiva
Xây dựngthế kỷ 12
Vị tríQuảng Nam Việt Nam
Tình trạngNguyên vẹn
Di tích cấp quốc gia
Ngày công nhậnTháp Bằng An được Bộ Văn hóa công nhận năm 1989
 Cổng thông tin Chăm Pa
  • x
  • t
  • s

Tháp Bằng An là một trong những tháp Chăm cổ còn sót lại ở tỉnh Quảng Nam. Tháp thuộc địa phận phường Điện An, thị xã Điện Bàn; cách thành phố Đà Nẵng khoảng 30 km, cách đô thị cổ Hội An khoảng 14 km và cách Quốc lộ 1 khoảng 1,2 km.

Lịch sử

Tháp được xây vào khoảng cuối thế kỉ thứ 11 đến đầu thế kỉ thứ 12 dưới triều đại vua Bhadravarman.

Kiến trúc

Tháp có kiến trúc độc đáo mang hình một linga thẳng đứng.

Tháp được xây dựng theo hình bát giác, mỗi cạnh rộng 4 m. Tháp cao 21,5m (gồm phần thân và mái tháp); thân cao 12,7 m được bọc kín chỉ có một lối đi vào qua tiền sảnh dài 6 m, rộng 1,55 m. Chóp tháp nhọn, thon, bên trong thờ một linga bằng đá - biểu tượng của thần Siva tượng trưng cho sức mạnh (nay chỉ còn bệ thờ).

Phía trước tháp có hai con vật bằng đá là sư tử và voi. Theo sự đánh giá của các nhà nghiên cứu văn hóa Chăm thì tháp Bằng An là một di tích có giá trị cao về mặt lịch sử liên quan đến tôn giáo, tín ngưỡng của người Chăm.

Tháp Bằng An là tháp hình bát giác duy nhất còn ở Việt Nam.

Xem thêm

Tham khảo

  • x
  • t
  • s
Danh sách các cụm tháp Chăm Pa
Thứ tự từ Bắc vào Nam
Di tích
hiện còn

Bằng An  • Mỹ Sơn  • Chiên Đàn  • Khương Mỹ  • Phú Lốc  • Cánh Tiên  • Bánh Ít  • Bình Lâm  • Thủ Thiện  • Dương Long  • Tháp Đôi  • Tháp Nhạn  • Yang Prong  • Po Nagar  • Hòa Lai  • Po Klong Garai  • Po Rome  • Po Dam  • Po Sah Inư

Phế tích

Liễu Cốc  • Phú Diên  • Phong Lệ  • Cấm Mít  • Trà Kiệu  • Đồng Dương  • Chánh Lộ  • Tháp Mắm

  • Di tích đặc biệt
  • Hang động
  • Thác nước
  • Chùa
  • Đình
  • Đền
  • Nhà thờ
  • Tháp cổ
  • Tháp Chăm
Hình tượng sơ khai Bài viết về những kiến trúc tiêu biểu tại Việt Nam này vẫn còn sơ khai. Bạn có thể giúp Wikipedia mở rộng nội dung để bài được hoàn chỉnh hơn.
  • x
  • t
  • s