Thủy điện Pờ Hồ

Thủy điện Pờ Hồ trên bản đồ Việt Nam
Thủy điện Pờ Hồ
Thủy điện Pờ Hồ
Thủy điện Pờ Hồ (Việt Nam)

Thủy điện Pờ Hồthủy điện xây dựng trên suối Pờ Hồ ở vùng đất xã Trung Lèng Hồ huyện Bát Xát tỉnh Lào Cai, Việt Nam.[1][2][3]

Thủy điện Pờ Hồ có công suất lắp máy 13,2 MW với 3 tổ máy, khởi công tháng 3/2016, hoàn thành tháng 2/2019.[4]

Thủy điện Pờ Hồ thi công khi chưa làm xong các thủ tục, và đã tự tiện phá rừng nguyên sinh.[5]

Suối Pờ Hồ

Suối Pờ Hồ là phụ lưu cấp 1 của ngòi Tà Lơi trong thủy vực của Ngòi Phát, chảy ở xã Trung Lèng Hồ huyện Bát Xát.[2] [6]

Suối khởi nguồn từ sườn bắc dãy núi cao trên 2200 m ở vùng tây nam xã Trung Lèng Hồ, trên ranh giới tỉnh Lào Cai với Lai Châu. Suối chảy hướng đông bắc rồi bắc, đổ vào ngòi Tà Lơi ở vùng bắc xã Trung Lèng Hồ.

Lưu vực Ngòi Phát phát triển ở sườn đông bắc dãy núi cao và dốc ở huyện Bát Xát, nên giàu tiềm năng thủy điện, và đã xây dựng nhiều thủy điện.

  • Thủy điện Mường Hum có công suất lắp máy 32 MW, khởi công tháng 05/2008 hoàn thành tháng 3/2011.[7]
  • Thủy điện Ngòi Phát có công suất lắp máy 72 MW với 3 tổ máy, khởi công năm 2004, tái khởi động tháng 6/2013, khánh thành tháng 11/2014.[8].

Trên ngòi Tà Lơi năm 2019 có 3 bậc thủy điện với tổng công suất lắp máy 33 MW.

  • Thủy điện Tà Lơi 1 có công suất lắp máy 15 MW với 2 tổ máy, sản lượng trung bình hơn 58 triệu KWh/năm.[9]
  • Thủy điện Tà Lơi 2 có công suất lắp máy 10,5 MW với 3 tổ máy, sản lượng trung bình hơn 48 triệu KWh/năm, khởi công xây dựng tháng 10/2012, hoàn thành tháng 07/2016.[10] 22°29′21″B 103°39′56″Đ / 22,489292°B 103,665572°Đ / 22.489292; 103.665572 (Td.Tà Lơi 2)
  • Thủy điện Tà Lơi 3 có công suất lắp máy 7,5 MW với 2 tổ máy, sản lượng trung bình hơn 30 triệu kWh/năm, khởi công xây dựng tháng 3/2010, hoàn thành tháng 11/2012.[11].22°30′22″B 103°41′26″Đ / 22,506232°B 103,690628°Đ / 22.506232; 103.690628 (Td.Tà Lơi 3)

Tham khảo

  1. ^ Tập bản đồ hành chính Việt Nam. Nhà xuất bản Tài nguyên – Môi trường và Bản đồ Việt Nam. Hà Nội, 2013.
  2. ^ a b Bản đồ tỷ lệ 1:50.000 tờ F-48- 28-C & 40-A. Cục Đo đạc và Bản đồ Việt Nam, 2013.
  3. ^ Dự án Thủy điện Pờ Hồ Lưu trữ 2022-02-07 tại Wayback Machine. Intracom, 2016. Truy cập 11/06/2020.
  4. ^ Sôi động công trường thủy điện Pờ Hồ Lưu trữ 2018-09-03 tại Wayback Machine. Báo Lào Cai, 02/09/2018. Truy cập 11/06/2020.
  5. ^ cai: Thủy điện Pờ Hồ phá rừng tự nhiên, sử dụng đất trái phép?[liên kết hỏng] Người đưa tin, 15/02/2019. Truy cập 11/06/2020.
  6. ^ Thông tư 36/2013/TT-BTNMT ngày 30/10/2013 của Bộ Tài nguyên và Môi trường ban hành Danh mục địa danh dân cư... lập bản đồ phần đất liền tỉnh Lào Cai. Thuvien Phapluat Online, 2016. Truy cập 11/06/2020.
  7. ^ Thủy điện Mường Hum. Open Development Vietnam, 16/09/2016. Truy cập 11/06/2020.
  8. ^ Đưa nhà máy thủy điện có đường hầm năng lượng dài nhất Việt Nam vào hoạt động. Dantri Online, 28/12/2014. Truy cập 11/06/2020.
  9. ^ Dự án Thủy điện Tà Lơi 1. intracom, 2018. Truy cập 11/06/2020.
  10. ^ Hoàn thành nhà máy Thủy điện Tà Lơi 2 ở Lào Cai VNEEP, 14/07/2016. Truy cập 11/06/2020.
  11. ^ Thủy điện Tà Lơi 3 chính thức phát điện hoà lưới 110kV. Trang tin ngành điện, 27/11/2012. Truy cập 11/06/2020.


Liên kết ngoài

Hình tượng sơ khai Bài viết về điện lực Việt Nam này vẫn còn sơ khai. Bạn có thể giúp Wikipedia mở rộng nội dung để bài được hoàn chỉnh hơn.
  • x
  • t
  • s
  • x
  • t
  • s
Thủy điện trong lưu vực sông Hồng
Lưu vực
sông Đà

Thủy điện Hòa Bình trên sông Đà
Lưu vực
sông Lô
Lưu vực
sông Gâm
Lưu vực sông Chảy
Lưu vực Ngòi Phát
Lưu vực Ngòi Bo
Lưu vực Ngòi Nhù
Các phụ lưu khác

Thủy điện Việt Nam: Mê Kông, Sg Hồng, Đông Bắc, Sg Mã, Sg Lam, Thạch Hãn, Sg Hương, Thu Bồn, Sg Ba, Trà Khúc, Đồng Nai · Điện mặt trời Việt Nam · Điện gió Việt Nam