Tiếng Mwotlap

Tiếng Mwotlap
Tiếng Motlav
Phát âm[ŋ͡mʷɔtˈlap]
Sử dụng tạiVanuatu
Khu vựcĐảo Mota Lava, Quần đảo Banks
Tổng số người nói2100
Phân loạiNam Đảo
Phương ngữ
Volow (chưa dứt khoát)
Mã ngôn ngữ
ISO 639-3mlv
Glottologmotl1237[1]
ELPMotlav

Tiếng Mwotlap (phát âm [ŋ͡mʷɔtˈlap]; trước đây tên Motlav) là một ngôn ngữ châu Đại Dương có chừng 2.100 người nói, ở Vanuatu. Dù phần lớn người nói sống trên đảo Mota Lava của quần đảo Banks,[2] với vài cộng đồng nhỏ trên đảo Ra (Aya) và Vanua Lava,[3] cũng như hai thành phố chính của đất nước, Santo và Port Vila.

Volow, từng được nói trên Mota Lava, hoặc là một phương ngữ tiếng Mwotlap, hoặc một ngôn ngữ riêng biệt.

Phân bố địa lý

Tiếng Mwotlap là ngôn ngữ của chừng 2.100 người ở quần đảo Banks, miền Bắc Vanuatu. Trong đó, 1.640 người sống trên Mota Lava và Ra. Ngoài ra, còn có mấy trăm người nữa sống rải rác tại Vanuatu:

  • Vanua Lava, chủ yếu là mé đông bắc
  • Nhiều đảo khác ở miền bắc Vanuatu gồm Ureparapara, Gaua, và Aoba
  • Port-Vila, thủ đô Vanuatu
  • Luganville, thành phố lớn thứ nhì, nằm trên đảo Espiritu Santo

Lịch sử

Robert Henry Codrington, một tu sĩ Anh giáo, người từng nghiên cứu xã hội Melanesia, mô tả tiếng Mwotlap năm 1885. Dù chủ yếu tập trung vào tiếng Mota, Codrington dành mười hai trang trong cuốn The Melanesian Languages cho tiếng "motlav". Dù ngắn, nghiên cứu này đã cho thấy nhiều sự đổi thay trong tiếng Mwotlap trong thế kỷ XX. Hơn nữa, Codrington còn mô tả Volow, một ngôn ngữ gần gũi với tiếng Mwotlap (có khi còn được coi là phương ngữ Mwotlap). Volow, ngày nay đã biến mất, từng hiện diện ở đông Mota Lava, trong vùng Aplow.

Âm vị học

Tiếng Mwotlap phân biệt 16 âm vị phụ âm.

Môi-ngạc mềm Đôi môi Chân răng
/Vòm
Ngạc mềm Thanh hầu
Tắc thường k͡pʷ t k
mũi hóa trước ᵐb ⁿd
Xát β s ɣ h
Mũi ŋ͡mʷ m n ŋ
Cạnh lưỡi l
Tiếp cận w j

[p] là tha âm của /β/ ở cuối từ, như trong tên tiếng Mwotlap, /ŋ͡mʷɔtlaβ/ [ŋ͡mʷɔtˈlap].

Mwotlap có 7 âm vị nguyên âm, tất cả đều là nguyên âm đơn ngắn. Ngôn ngữ này không có nguyên âm đôi.[4]

  Trước Sau
Đóng i u
Gần đóng ɪ ʊ
Nửa mở ɛ ɔ
Mở a

Trọng âm luôn rơi vào âm tiết cuối của từ. Đây là một ngôn ngữ phi thanh điệu.

Chữ viết

Vì tiếng Mwotlap không phải ngôn ngữ viết, nó chưa có hệ thống chữ viết chính thức. Dưới đây là hệ chữ viết chuyển tự của nhà ngôn ngữ Pháp Alexandre François, dựa trên bảng chữ cái Latinh.

Bảng chữ cái tiếng Mwotlap[a 1]
Ký tự a b d e ē g h i k l m
Phát âm [a] [ᵐb] [ⁿd] [ɛ] [ɪ] [ɣ] [h] [i] [k] [l] [m] [ŋ͡mʷ]
Ký tự n o ō p q s t u v w y
Phát âm [n] [ŋ] [ɔ] [ʊ] [p] [k͡pʷ] [s] [t] [u] [v] [w] [j]

Hình thái học và ngữ âm học

Âm tiết

Cấu trúc âm tiết tiếng Mwotlap là (C)V(C). Điều này có nghĩa là chỉ có tối đa một phụ âm đầu và một phụ âm cuối trong âm tiết. Những từ mượn, như skul (từ school 'trường học' tiếng Anh), là ngoại lệ của cấu trúc này.

Khi một gốc từ bắt đầu bằng hai phụ âm đầu, một nguyên âm được chêm vào.[5] Ví dụ, gốc từ tron̄ ("say, xỉn") có thể biến đổi như sau:

  • me-tron̄ [mɛt.rɔŋ] ("[anh ta] say"): phụ âm tr thuộc hai âm tiết khác nhau;
  • toron̄ [tɔ.rɔŋ] ("[họ] đang say"): chêm nguyên âm vào giữa tr để tránh việc có hai phụ âm kề nhau trong cùng âm tiết.

Sao chép nguyên âm

Sao chép nguyên âm là việc một số tiền tố nhất định sao chép lại nguyên âm đầu của từ mà nó gắn vào.[5] Những tiền tố sao chép nguyên âm nổi bật là tiền tố xác định na-, tiền tố vị trí le-, và tiền tố tạo tính từ mô tả nguồn gốc te-. Ví dụ, ta có nō-vōy ("[ngọn] núi lửa"), ni-hiy ("[khúc] xương"), và to-M̄otlap ("từ Mota Lava"). Tuy vậy, sự sao chép nguyên âm không luôn được áp dụng, và có những quy tắc về việc sử dụng nó.

Ngữ pháp

Tiếng Mwotlap là một ngôn ngữ chủ-động-tân, cấu trúc câu ít mềm dẻo.

Không như tiếng Anh, chỉ phân biệt hai số (số ít và số nhiều), tiếng Mwotlap phân biệt bốn số: số ít, số đôi, số ba, và số nhiều. Tuy vậy, hệ thống số này chỉ áp dụng với danh từ trỏ người (ví dụ,'nông dân, thợ, bác sĩ'); danh từ không trỏ người luôn ở số ít.

Chú thích và tài liệu

Chú thích

  1. ^ Nordhoff, Sebastian; Hammarström, Harald; Forkel, Robert; Haspelmath, Martin biên tập (2013). “Motlav”. Glottolog. Leipzig: Max Planck Institute for Evolutionary Anthropology.
  2. ^ List of Banks islands languages; map of the 17 north Vanuatu languages.
  3. ^ François (2012):97).
  4. ^ François (2005a:445); François (2005b:116).
  5. ^ a b François (2000)
  • Pages from: François, Alexandre (2001), Contraintes de structures et liberté dans l'organisation du discours. Une description du mwotlap, langue océanienne du Vanuatu. PhD dissertation, Université Paris-IV Sorbonne. 1078 pp.
  1. ^ pp. 77–78

Tài liệu

  • François, Alexandre (2000), “Vowel shifting and cloning in Motlav: historical explanation vs formal description”, trong Klamer, Marian (biên tập), Proceedings of AFLA 7 (The Seventh Meeting of Austronesian Formal Linguistics Association), Amsterdam: Vrije Universiteit Amsterdam, tr. 49–68
  • François, Alexandre (2001), Contraintes de structures et liberté dans l'organisation du discours. Une description du mwotlap, langue océanienne du Vanuatu. PhD dissertation, Université Paris-IV Sorbonne. 1078 pp.
  • François, Alexandre (2003a), La sémantique du prédicat en mwotlap (Vanuatu), Collection Linguistique de la Société de Linguistique de Paris, Leuven-Paris: Peeters, ISBN 90-429-1271-5
  • François, Alexandre (2003b), “Of men, hills and winds: Space directionals in Mwotlap”, Oceanic Linguistics, 42 (2): 407–437, doi:10.1353/ol.2003.0021
  • François, Alexandre (2004), “Chains of freedom: Constraints and creativity in the macro-verb strategies of Mwotlap”, trong Bril, Isabelle; Ozanne-Rivierre, Françoise (biên tập), Complex predicates in Oceanic languages: Studies in the dynamics of binding and boundness, Empirical Approaches to Language Typology, Berlin: Mouton de Gruyter, tr. 107–143
  • François, Alexandre (2005a), “Unraveling the history of the vowels of seventeen northern Vanuatu languages”, Oceanic Linguistics, 44 (2): 443–504, doi:10.1353/ol.2005.0034
  • François, Alexandre (2005b), “A typological overview of Mwotlap, an Oceanic language of Vanuatu”, Linguistic Typology, 9 (1): 115–146, doi:10.1515/lity.2005.9.1.115
  • François, Alexandre (2006), “Serial verb constructions in Mwotlap”, trong Dixon, R.M.W.; Aikhenvald, Alexandra (biên tập), Serial Verb Constructions: A cross-linguistic typology, Explorations in Linguistic Typology, Oxford: Oxford University Press, tr. 223–238
  • François, Alexandre (2007), “Noun articles in Torres and Banks languages: Conservation and innovation”, trong Siegel, Jeff; Lynch, John; Eades, Diana (biên tập), Language Description, History and Development: Linguistic indulgence in memory of Terry Crowley, Creole Language Library 30, Amsterdam: Benjamins, tr. 313–326
  • François, Alexandre (2009), “Verbal aspect and personal pronouns: The history of aorist markers in north Vanuatu”, trong Pawley, Andrew; Adelaar, Alexander (biên tập), Austronesian historical linguistics and culture history: A festschrift for Bob Blust, 601, Canberra: Pacific Linguistics, tr. 179–195
  • François, Alexandre (2011b), “Social ecology and language history in the northern Vanuatu linkage: A tale of divergence and convergence” (PDF), Journal of Historical Linguistics, 1 (2): 175–246, doi:10.1075/jhl.1.2.03fra.
  • François, Alexandre (2012), “The dynamics of linguistic diversity: Egalitarian multilingualism and power imbalance among northern Vanuatu languages” (PDF), International Journal of the Sociology of Language, 214: 85–110, doi:10.1515/ijsl-2012-0022

Liên kết ngoài

  • (tiếng Pháp) Alexandre François's site, including introduction to Mwotlap and Motalava culture, photos, maps, songs, myths and stories
  • Access to several stories in Mwotlap (with English and French translations).
  • Access to the Online Mwotlap–English–French dictionary (work in progress)
  • Access to audio recordings in Mwotlap Lưu trữ 2015-05-09 tại Wayback Machine (from the Pangloss Collection, LACITO–CNRS).
  • Nalne Genyon Ta Melanesia A Liturgy for Melanesia in Mwotlap (1970)
  • x
  • t
  • s
Vanuatu Ngôn ngữ tại Vanuatu
Ngôn ngữ chính thức
Ngôn ngữ
bản địa
Trung Vanuatu
  • Eton
  • Lelepa
  • Namakir
  • Bắc Efate
  • Nam Efate
Đông Vanuatu
Torres-Banks
  • Alo-Teqel
  • Dorig
  • Hiw
  • Koro
  • Lakon
  • Lehali
  • Lemerig
  • Lo-Toga
  • Löyöp
  • Mota
  • Mwerlap
  • Mwesen
  • Mwotlap
  • Nume
  • Olrat
  • Vera'a
  • Volow
  • Vurës
Penama
  • Apma
  • Baetora
  • Trung Maewo
  • Đông Ambae
  • Bắc Ambrym
  • Raga
  • Sa
  • Ske
  • Sowa
  • Sungwadia
  • Tây Ambae
Paama–Ambrym
  • Dakaka
  • Lonwolwol
  • Orkon
  • Paamese
  • Port Vato
  • Đông Nam Ambrym
Epi
  • Baki
  • Bierebo
  • Bieria
  • Lamenu
  • Lewo
  • Maii
Malekula
Duyên hải
  • Atchin
  • Aulua
  • Axamb
  • Burmbar
  • Mae
  • Malfaxal
  • Vịnh Malua
  • Maskelynes
  • Mpotovoro
  • Nahavaq
  • Näti
  • Nese
  • Unua
  • Rerep
  • Port Sandwich
  • Uripiv
  • Vao
  • Wala-Rano
Nội địa
  • Ninde
  • Letemboi
  • Repanbitip
  • Dixon Reef
  • Nasarian
  • Avava
  • Lingarak
  • Vinmavis
  • Litzlitz
  • Larevat
  • Maragus
  • Big Nambas
chưa phân loại
  • Aveteian
  • Navwien
  • Sörsörian
  • Nisvai
  • Nasvang
  • Navwien
Polynesia
  • Emae
  • Futuna-Aniwa
  • Mele-Fila
Tây Santo
Tây Bắc
  • Nokuku
  • Piamatsina
  • Tasmate
  • Tolomako
  • Valpei
  • Vunapu
Đông Bắc
  • Akei
  • Amblong
  • Aore
  • Araki
  • Kiai
  • Mafea
  • Merei
  • Morouas
  • Narango
  • Navut
  • Roria
  • Malo
  • Tambotalo
  • Tangoa
  • Tiale
  • Tutuba
  • Wailapa
  • Wusi
Nam Vanuatu
  • Aneityum
  • Ifo
  • Kwamera
  • Lenakel
  • Bắc Tanna
  • Sie
  • Sorung
  • Tây Nam Tanna
  • Ura
  • Whitesands