Trần Cung (Đông Hán)

Trần Cung
Tranh vẽ Trần Cung của một danh họa thời nhà Thanh.
Tên thật Trần Cung
Tự Công Đài
Thông tin chung
Thế lực Lã Bố
Nghề nghiệp Mưu sĩ
Sinh 160 Đông Quận, Duyện Châu
Mất 199
Hạ Phì, Từ Châu

Trần Cung (chữ Hán: giản thể 陈宫 - phồn thể 陳宮) (? - 199), tên tự Công Đài (公臺), là một vị mưu sĩ phục vụ cho lãnh chúa Lã Bố vào cuối thời Đông Hán, đầu thời Tam Quốc trong lịch sử Trung Quốc.

Sự nghiệp

Xuất thân

Trần Cung, tự Công Đài, là người Đông Quận (東郡), thuộc Duyện châu (nay là phía nam huyện Tân, tỉnh Sơn Đông). Sách Điển lược mô tả ông là người tráng liệt cứng cỏi[1].

Thời trẻ, ông là người có danh tiếng, những kẻ sĩ nổi danh trong nước đều đến kết giao. Khi loạn lạc nổi ra, Trần Cung lúc đầu theo Tào Tháo vào khoảng năm 190. Công lao nổi bật nhất của Trần Cung lúc dưới trướng Tào Tháo là lấy được Duyện Châu (兖州; phía tây tỉnh Sơn Đông ngày nay) bằng con đường giao thiệp. Đây là một bước đi chiến lược cho sự gia tăng quyền lực của Tào Tháo về sau.

Giúp Lã Bố, chống Tào Tháo

Tào Tháo làm thứ sử Duyện Châu, mang quân sang Từ Châu (徐州, phía bắc Giang Tô ngày nay) đánh Đào Khiêm vì cho rằng Đào Khiêm gây ra cái chết của cha mình là Tào Tung. Năm 194, thấy Tào Tháo tàn sát nhiều người vô tội ở Từ Châu, Trần Cung thất vọng về Tào Tháo nên quyết định bỏ họ Tào[2]. Gặp lúc Lã Bố chạy ở chỗ Viên Thiệu đến Duyện Châu, Trần Cung khuyên Trương Mạc rằng:

"Ngày nay hào kiệt đều nổi dậy, thiên hạ chia lìa, ngài nắm quân trong nghìn dặm, giữ đất bốn bề tranh chiếm, giương kiếm liếc nhìn cũng đủ làm chủ của người khác; vậy mà trái lại bị người ta ngăn ép, há chẳng hèn sao! Nay quân trong châu đánh miền đông, xứ ấy bỏ trống, Lã Bố là bậc tráng sĩ, thiện chiến không ai địch nổi, nếu đến đón anh ta, cùng lĩnh Duyện châu, đứng xem hình thế trong thiên hạ, đợi sự biến thông của thời thế, vậy cũng đủ tung hoành ở một thời vậy".

Trương Mạc nghe theo, cùng em là Trương Siêu và Tòng sự trung lang Hứa Dĩ, Vương Khải đồng lòng chống Tào Tháo. Gặp lúc Tào Tháo vừa sai Trần Cung đem binh đóng đồn ở Đông Quận; Cung bèn dẫn quân sang phía đông đón Lã Bố về, tôn lên làm Duyện Châu mục, chiếm huyện Bộc Dương; quận huyện đều hưởng ứng, riêng các huyện Nhân Thành, Đông A, Phạm Huyện là cố thủ giúp Tào Tháo.

Tào Tháo buộc phải bỏ Từ Châu quay về chống Lã Bố. Sau một thời gian dài giao tranh với quân Tào, cuối cùng Lã Bố trúng kế của Tào Tháo và bị đánh bật ra khỏi Duyện Châu, phải chạy sang Hạ Phì (下邳; nay là Bi Châu), thủ phủ của Từ Châu và xin Lưu Bị che chở.

Năm 195, Lã Bố đánh úp và chiếm lấy Hạ Phì, trở thành người cai quản Từ Châu và đuổi Lưu Bị sang Tiểu Bái (小沛).

Trần Cung hay bày kế giúp Lã Bố nhưng Lã Bố thường không theo kế của ông[1]. Cuối năm 198, Tào Tháo khởi đại quân đến giúp Lưu Bị đánh Từ Châu. Lã Bố định sai Trần Cung và Cao Thuận giữ thành, tự đem quân kỵ ra chặn đường vận lương của Tào Tháo, nhưng thấy vợ can ngăn, nên chần chừ không quyết định được.

Quân Tào đến vây áp thành Hạ Phì. Trần Cung khuyên Lã Bố rằng:

"Quân Tào từ xa đến, thế chẳng được lâu. Nếu chúa công đem quân bộ kỵ ra đóng đồn gây thanh thế ở ngoài, còn thuộc hạ đem quân còn lại đóng giữ ở trong. Nếu quân Tào hướng đến chúa công thì thuộc hạ dẫn quân ra đánh mặt sau; còn nếu đến đánh thành thì chúa công đánh cứu ở ngoài; như thế không quá một tuần thì lương thực của quân Tào tất hết, sẽ đánh phá được thôi".

Lã Bố cho là phải, định thi hành, thì người vợ lại gièm pha lòng trung thành của Trần Cung, khuyên không nên ra ngoài. Lã Bố nghe theo lời vợ, lại thôi.

Kết thúc ở Hạ Phì

Thành Hạ Phì bị vây bức trong hai tháng, đến tháng thứ ba Tào Tháo cho khơi sông Nghi và Tứ, làm ngập lụt cả Hạ Phì, quân Viên Thuật thì không đến cứu. Tình hình nguy cấp, các thuộc tướng của Lã Bố bắt đầu nản lòng và chia rẽ. Ba tướng Hầu Thành, Tống Hiến, Ngụy Tục cuối cùng đã phản bội Lã Bố, bắt trói Trần Cung và Cao Thuận rồi đem quân bản bộ ra hàng Tào[1]. Lã Bố chạy lên lầu Bạch Môn rồi cuối cùng cũng bị quân Tào vây ngặt, phải đầu hàng và khoanh tay chịu trói.

Tam Quốc diễn nghĩa thuật lại đoạn Trần Cung đối đáp với Tào Tháo như trong sách Điển lược[1]:

Thấy Trần Cung bị bắt và đưa đến, Tào Tháo cười nói rằng: "Công Đài lâu nay vẫn mạnh khỏe chứ?"

Trần Cung trả lời: "Bụng dạ ông bất chính, cho nên tôi rời bỏ ông".

Tào Tháo hỏi: "Ông nói tôi bụng dạ bất chính. Thế sao ông lại đi theo Lã Bố?"

Trần Cung đáp: "Lã Bố chỉ là người vô mưu mà thôi, chứ không hề quỷ trá gian hiểm như ông".

Tào Tháo nói với Trần Cung rằng: "Ông bình sinh tự cho là đa mưu túc trí. Sao hôm nay lại bị bắt?"

Trần Cung ngoảnh về phía Lã Bố nói: "Chỉ tiếc là chúa công tôi không chịu nghe lời tôi nên mới đến nỗi này. Nếu anh ta nghe theo tôi thì không thể bị bắt như thế này đâu".

Tào Tháo cười nói: "Việc hôm nay ông thấy phải làm thế nào?"

Trần Cung đáp: "Làm tôi bất trung, làm con bất hiếu, tự biết phải chết".

Tào Tháo hỏi: "Thế còn mẫu thân của ông thì ai sẽ phụng dưỡng?".

Trần Cung nói: "Tôi nghe nói người dùng đạo hiếu để trị thiên hạ thì không giết người thân của người khác; mẹ già còn hay mất là do ở minh công vậy".

Tào Tháo lại hỏi: "Còn thê tử và con của ông thì sao?"

Trần Cung đáp rằng: "Tôi nghe nói người dùng lòng nhân để quản bốn cõi thì không dứt người nối dõi của người khác; vợ con còn hay mất cũng do ở minh công cả".

Nói xong, ông tỏ ý sẵn sàng chịu chết. Trần Cung đi ra pháp trường, không dừng lại. Tào Tháo khóc mà tiễn ông, ông không ngoảnh đầu lại. Sau khi ông chết, Tào Tháo đãi người nhà ông hậu hơn trước, đưa gia quyến của Trần Cung về Hứa Xương, sai nuôi mẹ của ông đến hết đời, lại gả chồng cho con gái của Trần Cung.

Trong Tam Quốc diễn nghĩa

Trong tiểu thuyết Tam Quốc diễn nghĩa của La Quán Trung, Trần Cung là người đã cứu mạng Tào Tháo. Lúc đó, với tư cách là một huyện lệnh Trung Mâu, Trần Cung đã bắt giam Tào Tháo khi Tào Tháo trên đường trốn chạy khỏi kinh thành (do âm mưu ám sát Đổng Trác bị lộ). Khi vào nhà lao gặp mặt Tào Tháo, ông đã nể phục họ Tào vì lòng trung với nhà Hán và ý chí trừ quyền thần Đổng Trác, nên Trần Cung coi Tháo là đồng chí, treo ấn từ quan, thả Tào Tháo ra khỏi ngục và đi theo Tào Tháo dựng nghiệp.

Ngay trên đường trốn chạy, Tào Tháo và Trần Cung được một người bác nuôi là Lã Bá Sa đối đãi rất hậu. Nhưng với bản tính đa nghi của minh, Tháo đã giết cả nhà Lã Bá Sa trước khi biết rằng, tiếng mài dao và lời đối thoại dưới bếp "trói vào rồi mới giết" của gia nhân là nói về việc thịt lợn (trong lúc Tháo và Cung ngồi trong phòng). Trên đường trốn chạy, hai người lại gặp Lã Bá Sa đi mua rượu trở về. Trong lúc Trần Cung đang hoảng sợ không biết tính sao thì Tào Tháo giả vờ tiến đến chào hỏi rồi rút kiếm, giết luôn Lã Bá Sa. Lời giải thích với Trần Cung về hành động dã man này trở thành câu nói nổi tiếng của Tào Tháo: "Ta thà phụ người chứ không để người phụ ta" khiến Trần Cung thất vọng sâu sắc vì đã từng tin phục Tào Tháo trước đây.

Các sử gia xác định việc giết Bá Sa không có mặt Trần Cung và sử không chép rõ viên huyện lệnh Trung Mâu có phải Trần Cung hay không[3].

Về sau, Trần Cung đi theo Lã Bố, cương quyết chống lại Tào Tháo và trở thành mưu sĩ giúp Lã Bố nhiều lần đánh bại quân Tào khiến Tào Tháo rất lo lắng. Chiến công lớn nhất của ông là trận Bộc Dương ở hồi 12. Trần Cung nhờ một nhà giàu trong vùng là họ Điền viết thư cho Tào Tháo, nói họ Điền sẽ làm nội ứng cho. Tào Tháo vui mừng và dẫn quân đến, nhưng khi vào sâu trong thành thì quân Lã Bố bốn mặt vây kín, lửa cháy khắp nơi. Trong khi hỗn loạn, Tào Tháo chỉ còn đơn độc một mình và gặp phải Lã Bố. Tào Tháo lấy tay che mặt, trong ánh lửa nhấp nhoáng Lã Bố cũng không nhận ra là ai. Lã Bố lấy kích gõ vào mũ Tào Tháo và hỏi Tào Tháo ở đâu, Tào Tháo chỉ người khác rồi quân Lã Bố đuổi theo người đó. Cuối cùng Tào Tháo được Điển ViHạ Hầu Uyên cứu thoát. Sau đó, ở hồi 60, sứ giả của Lưu Chương là Trương Tùng nói khích Tào Tháo bằng việc nêu các bại trận của ông, bao gồm Bộc Dương, Uyển Thành, Xích Bích, Đồng Quan, Vị Thủy.

Tuy nhiên, cuối cùng Lã Bố hữu dũng, vô mưu bị thất bại dưới tay Tào Tháo. Cả Lã Bố và Trần Cung đều bị Tào Tháo bắt, Tào Tháo trọng ơn cứu mạng ngày xưa nên có ý tha chết và khuyên ông quy hàng. Nhưng Trần Cung vẫn một mực từ chối, nguyện chọn cái chết trong sự nuối tiếc của Tào Tháo.

Trong văn hóa hiện đại

Trần Cung xuất hiện trong nhiều phim, truyện tranh, trò chơi điện tử về đề tài Tam Quốc. Ví dụ như Hỏa Phụng Liêu Nguyên, Dynasty Warriors 8, Romance of Three Kingdoms của Koei, Dragon Throne: Battle of Red Cliffs. Gần đây Trần Cung được xuất hiện trong game Fate/Grand Order là anh linh 2 sao thuộc trường phái Caster.

Xem thêm

Tham khảo

  • Cát Kiếm Hùng chủ biên (2006), Bước thịnh suy của các triều đại phong kiến Trung Quốc, tập 1, Nhà xuất bản Văn hóa thông tin
  • Lê Đông Phương, Vương Tử Kim (2007), Kể chuyện Tần Hán, Nhà xuất bản Đà Nẵng
  • Trần Thọ, Tam Quốc chí, Bùi Tùng Chi chú, thiên:
    • Lã Bố Tang Hồng truyện

Chú thích

  1. ^ a b c d Lã Bố Tang Hồng truyện
  2. ^ Cát Kiếm Hùng, sách đã dẫn, tr 649
  3. ^ Lê Đông Phương, Vương Tử Kim, sách đã dẫn, tr 350
  • x
  • t
  • s
Nhân vật thời Hán mạtTam Quốc
Nhà
cai trị
Đông Hán
Tào Ngụy
Thục Hán
Đông Ngô
Tây Tấn
Khác
Hậu phi
phu nhân
Đông Hán
Đổng thái hậu • Hà thái hậu • Đổng quý nhân • Phục hoàng hậu • Tào hoàng hậu
Tào Ngụy
Đinh phu nhân • Biện phu nhân • Hoàn phu nhân • Chân hoàng hậu • Quách hoàng hậu • Ngu phi • Mao hoàng hậu • Quách hoàng hậu • Chân hoàng hậu • Trương hoàng hậu • Vương hoàng hậu • Biện hoàng hậu • Biện hoàng hậu
Thục Hán
Đông Ngô
Ngô phu nhân • Đại Kiều • Bộ phu nhân • Vương phu nhân • Vương phu nhân • Phan hoàng hậu • Toàn hoàng hậu • Hà thái hậu • Trương phu nhân • Chu hoàng hậu  • Đằng hoàng hậu
Khác
Triệu Nga • Thái Diễm • Hoàng Nguyệt Anh • Tiểu Kiều • Từ phu nhân • Tân Hiến Anh • Vương Dị • Tôn Lỗ Ban • Tôn Lỗ Dục • Lục Úc Sinh • Nguyễn phu nhân • Trương Xuân Hoa • Hạ Hầu Huy • Dương Huy Du • Vương Nguyên Cơ
Quan lại
Tào Ngụy
Ẩn Phồn • Bà Khâm • Bàng Dục • Bào Huân • Bỉnh Nguyên • Bùi Tiềm • Cao Đường Long • Cao Nhu • Chu Thước • Chung Do • Chung Dục • Diêm Ôn • Du Sở • Dương Bái • Dương Phụ • Dương Tu • Dương Tuấn • Đặng Dương • Đặng Hi • Đinh Dị • Đinh Mật • Đinh Nghi • Đinh Phỉ • Đô Thị Ngưu Lợi • Đỗ Kỳ • Đỗ Tập • Đỗ Thứ • Đổng Chiêu • Đổng Ngộ • Giả Hủ • Hạ Hầu Hòa • Hạ Hầu Huệ • Hạ Hầu Huyền • Hạ Hầu Uy • Hà Yến • Hàm Đan Thuần • Hàn Kỵ • Hàn Phạm • Hàn Tung • Hạo Chu • Hí Chí Tài • Hình Ngung • Hình Trinh • Hoa Hâm • Hòa Hiệp • Hoàn Điển • Hoàn Giai • Hoàn Phạm • Hoàn Uy • Hồ Chất • Hứa Chi • Hứa Doãn • Hứa Du • Kê Hỉ • Kê Khang • Khoái Việt • Lệnh Hồ Ngu • Lệnh Hồ Thiệu • Lộ Túy • Lư Dục • Lưu Dị • Lưu Diệp • Lưu Đào • Lưu Nghị • Lưu Phóng • Lưu Phức • Lưu Thiệu • Lưu Tiên • Lưu Tĩnh • Lưu Trinh • Lương Mậu • Lương Tập • Lý Nghĩa • Lý Phong • Lý Thắng • Mã Tuân • Mãn Vĩ • Mạnh Khang • Mạnh Kiến • Mao Giới • Mộc Tịnh • Ngu Tùng • Nguyễn Tịch • Nguyễn Vũ • Ngư Hoạn • Ôn Khôi • Phó Cán • Phó Hỗ • Phó Huyền • Phó Tốn • Quách Gia • Quốc Uyên • Sơn Đào • Tào Bưu • Tào Cứ • Tào Hùng • Tào Hi • Tào Lễ • Tào Vũ • Tảo Chi • Tân Tì • Tân Sưởng • Tất Kham • Thạch Thao • Thôi Diệm • Thôi Lâm • Thôi Tán • Thương Từ • Thường Lâm • Tiết Đễ • Tô Lâm • Tôn Tư • Tôn Ung • Trần Đăng • Trần Kiều • Trần Lâm • Trần Quần • Trình Dục • Trình Vũ • Trịnh Hồn • Trịnh Mậu • Trịnh Tiểu Đồng • Trịnh Xung • Trọng Trường Thống • Trương Cung • Trương Ký • Trương Phạm • Trương Tập • Trương Thừa • Tuân Du • Tuân Duyệt • Tuân Dực • Tuân Nghĩ • Tuân Úc • Tuân Vĩ • Tư Mã Chi • Tư Mã Lãng • Tư Mã Phu • Tư Mã Sư • Tư Mã Ý • Từ Cán • Từ Mạc • Từ Tuyên • Tưởng Ban • Tưởng Tế • Ứng Cừ • Ứng Sướng • Ứng Thiệu • Vệ Ký • Vệ Trăn • Vi Đản • Vi Khang • Viên Hoán • Viên Khản • Vũ Chu • Vương Hùng • Vương Lãng • Vương Nghiệp • Vương Quán • Vương Quảng • Vương Tất • Vương Tu • Vương Túc • Vương Tư • Vương Tượng • Vương Xán
Thục Hán
Ân Quán • Âm Hóa • Bàng Lâm • Bàng Thống • Bành Dạng • Bùi Tuấn • Diêu Trụ • Doãn Mặc • Dương Hồng • Dương Hí • Dương Nghi • Dương Ngung • Đặng Lương • Đỗ Quỳnh • Đỗ Vi • Đổng Doãn • Đổng Hòa • Đổng Khôi • Đổng Quyết • Gia Cát Kiều • Gia Cát Lượng • Gia Cát Quân • Giản Ung • Hà Chi • Hà Tông • Hoàng Hạo • Hồ Tiềm • Hứa Tĩnh • Hứa Từ • Hướng Lãng • Khước Chính • Lã Khải • Lã Nghệ • Lai Mẫn • Lại Cung • Liêu Lập • Lưu Ba • Lưu Cán • Lưu Diệm • Lưu Độ • Lý Mạc • Lý Mật • Lý Thiệu • Lý Triều • Lý Nghiêm • Lý Phong • Lý Phúc • Lý Soạn • Mã Lương • Mạnh Quang • My Trúc • Phàn Kiến • Pháp Chính • Phí Thi • Phí Y • Quách Du Chi • Tần Mật • Tập Trinh • Thường Úc • Tiều Chu • Tôn Càn • Tông Dự • Trần Chấn • Trần Chi • Trần Thọ • Trình Kỳ • Trương Biểu • Trương Duệ • Trương Thiệu • Trương Tồn • Từ Thứ • Tưởng Hiển • Tưởng Uyển • Xạ Kiên • Xạ Viên • Y Tịch • Vương Liên • Vương Mưu • Vương Phủ • Vương Sĩ
Đông Ngô
Ân Lễ  • Bộ Chất • Bộc Dương Hưng • Cố Đàm • Cố Đễ • Cố Thiệu • Cố Ung • Cố Vinh • Chu Trị • Chung Ly Mục • Diêu Tín • Dương Đạo • Dương Trúc • Đằng Dận • Đằng Mục • Đằng Tu • Đinh Mật • Đổng Triều • Gia Cát Cẩn • Gia Cát Khác • Hà Định • Hạ Thiệu • Hà Thực • Hác Phổ • Hoa Dung • Hoa Hạch • Hoàn Di • Hoằng Cầu • Hồ Tống • Hồ Xung • Hứa Cống • Khám Trạch • Kỵ Diễm • Kỷ Trắc • Lã Ý • Lạc Thống • Lâu Huyền • Lỗ Túc • Lục Cơ • Lục Hỉ • Lục Khải • Lục Mạo • Lục Tích • Lục Vân • Lục Y • Lưu Cơ • Lưu Đôn • Mạnh Nhân • Nghiêm Tuấn • Ngô Xán • Ngô Phạm • Ngu Phiên • Ngu Dĩ • Ngu Thụ • Phan Tuấn • Phạm Chẩn • Phạm Thận • Phùng Hi • Sầm Hôn • Tạ Cảnh • Tạ Thừa • Thạch Vĩ • Thái Sử Hưởng • Thẩm Hành • Thị Nghi • Tiết Doanh • Tiết Hủ • Tiết Tống • Toàn Ký • Toàn Thượng • Tôn Bá • Tôn Dực • Tôn Đăng • Tôn Hòa • Tôn Khuông • Tôn Kỳ • Tôn Lâm • Tôn Lự • Tôn Phấn • Tôn Thiệu • Tôn Tuấn • Tôn Tư • Tôn Ý • Trần Hóa • Triệu Đạt • Trình Bỉnh • Trương Chấn • Trương Chiêu • Trương Đễ • Trương Hoành • Trương Hưu • Trương Nghiễm • Trương Ôn • Trương Thừa • Từ Tường • Ung Khải • Vạn Úc • Vi Chiêu • Vương Phồn
Tây Tấn
Bùi Khải • Bùi Tú • Đỗ Chẩn • Đỗ Liệt • Giả Sung • Hà Phàn • Hà Tăng • Hà Trinh • Hầu Sử Quang • Hoàng Phủ Yến • Hồ Uy • Hướng Hùng • Lư Khâm • Lưu Nghị • Lưu Thực • Ngụy Thư • Phan An • Phùng Dư • Thọ Lương • Thoán Cốc • Thường Kỵ • Tô Du • Trương Hoa • Tuân Húc • Tư Mã Du • Ứng Trinh • Vệ Quán • Văn Lập • Vương Lãm • Vương Nghiệp • Vương Nhung • Vương Thẩm • Vương Tường
Khác
Lư Thực • Trương Nhượng • Triệu Trung • Tào Tung • Trương Ôn • Hàn Phức • Hoàng Uyển • Ngũ Quỳnh • Trần Cung • Thư Thụ • Điền Phong • Thẩm Phối • Bàng Kỷ • Quách Đồ • Tân Bình • Điền Trù • Đào Khiêm • Tuân Thầm • Trịnh Thái • Hà Ngung • Phó Tiếp • Cái Huân • Trần Kỷ • Trần Khuê • Trương Dương • Triệu Kỳ • Dương Bưu • Mã Mật Đê • Vương Doãn • Sĩ Tôn Thụy • Khổng Dung • Khổng Trụ • Tang Hồng • Ngụy Phúng • Lý Tiến • Lý Nho • Trương Mạc • Trương Siêu • Quản Ninh • Viên Di • Vương Liệt • Thái Ung • Gia Cát Huyền • Lưu Kỳ • Khoái Lương • Hàn Huyền • Đổng Phù • Triệu Vĩ • Vương Thương • Trương Tùng
Tướng
lĩnh
Tào Ngụy
Ân Thự • Bàng Đức • Bàng Hội • Cao Lãm • Châu Thái • Chu Cái • Chu Linh • Chung Hội • Diêm Hành • Diêm Nhu • Doãn Lễ • Doãn Phụng • Dương Hân • Dương Kỵ • Đặng Ngải • Đặng Trung • Điền Dự • Điền Tục • Điển Vi • Đới Lăng • Giả Quỳ • Giả Tín • Gia Cát Đản • Hạ Hầu Đôn • Hạ Hầu Hiến • Hạ Hầu Mậu • Hạ Hầu Nho • Hạ Hầu Thượng • Hạ Hầu Uyên • Hạ Hầu Vinh • Hác Chiêu • Hàn Hạo • Hàn Tống • Hầu Âm • Hầu Thành • Hoàng Hoa • Hồ Liệt • Hồ Phấn • Hồ Tuân • Hứa Chử • Hứa Nghi • Khiên Chiêu • Lã Khoáng • Lã Kiền • Lã Thường • Lã Tường • Lâu Khuê • Lộ Chiêu • Lỗ Chi • Lưu Đại • Lưu Huân • Lý Điển • Lý Phụ • Lý Thông • Mãn Sủng • Ngô Chất • Ngô Đôn • Ngưu Kim • Ngụy Bình • Ngụy Tục • Nhạc Lâm • Nhạc Tiến • Nhâm Tuấn • Phí Diệu • Quách Hoài • Quán Khâu Kiệm • Sư Toản • Sử Hoán • Tang Bá • Tào Chân • Tào Chương • Tào Hồng • Tào Hưu • Tào Nhân • Tào Sảng • Tào Thái • Tào Thuần • Tào Triệu • Tần Lãng • Tất Quỹ • Thái Dương • Thành Công Anh • Thân Nghi • Tiên Vu Phụ • Tiêu Xúc • Tô Tắc • Tôn Lễ • Tôn Quán • Tống Hiến • Trần Thái • Triệu Ngang • Triệu Nghiễm • Triệu Tiển • Trương Cáp • Trương Đặc • Trương Hổ • Trương Liêu • Trương Tú • Tư Mã Vọng • Từ Hoảng • Văn Hổ • Văn Khâm • Văn Sính • Văn Thục • Vu Cấm • Vương Bí • Vương Kinh • Vương Lăng • Vương Song • Vương Sưởng • Vương Trung • Xương Hi
Thục Hán
Bàng Hi • Cao Tường • Câu Phù • Diêm Vũ • Đặng Chi • Gia Cát Chiêm • Gia Cát Thượng • Hạ Hầu Bá • Hạ Hầu Lan • Hoàng Trung • Hoàng Quyền • Hoắc Dặc • Hoắc Tuấn • Hồ Tế • Hướng Sủng • Khương Duy • La Hiến • Liêu Hóa • Liễu Ẩn • Lôi Đồng • Lôi Tự • Lưu Bàn • Lưu Mẫn • Lưu Phong • Lưu Tuần • Lưu Ung • Lý Khôi • Mã Đại • Mã Siêu • Mã Tắc • Mã Trung • Mạnh Đạt • Mạnh Hoạch • Nghiêm Nhan • Ngô Ban • Ngô Lan • Ngô Ý • Ngụy Diên • Phí Quán • Phó Dung • Phó Thiêm • Phụ Khuông • Phùng Tập • Quan Bình • Quan Hưng • Quan Vũ • Sa Ma Kha • Tập Trân • Thân Đam • Trác Ưng • Trần Đáo • Trần Thức • Triệu Lũy • Triệu Vân • Trương Dực • Trương Nam • Trương Ngực • Trương Phi • Tưởng Bân • Tưởng Thư • Viên Lâm • Vương Bình • Vương Hàm • Vương Tự
Đông Ngô
Bộ Cơ • Bộ Hiệp • Bộ Xiển • Cam Ninh • Chu Cứ • Chu Dận • Chu Du • Chu Dị • Chu Hoàn • Chu Nhiên • Chu Phường • Chu Tài • Chu Thái • Chu Thiệu • Chu Xử • Chung Ly Tuân • Cố Dung • Cố Thừa • Cốc Lợi • Đào Hoàng • Đào Tuấn • Đinh Phong • Đinh Phụng • Đổng Tập • Đường Tư • Gia Cát Dung • Gia Cát Tịnh • Hạ Đạt • Hạ Tề • Hàn Đương • Hoàng Cái • Kỷ Chiêm • Lã Cứ • Lã Đại • Lã Khải • Lã Mông • Lã Phạm • Lăng Tháo • Lăng Thống • Lỗ Thục • Lục Cảnh • Lục Dận • Lục Kháng • Lục Tốn • Lục Yến • Lưu A • Lưu Bình • Lưu Lược • Lưu Tán • Lưu Toản • Lý Dị • Lý Úc • Mã Mậu • Mã Trung • My Phương • Ngô Cảnh • Ngô Ngạn • Ngu Tiện • Ngu Trung • Nhuế Huyền • Phan Chương • Phan Lâm • Phạm Cương • Quách Mã • Sĩ Nhân • Tạ Tinh • Thái Sử Từ • Thẩm Oánh • Thi Tích • Tiên Vu Đan • Toàn Dịch • Toàn Đoan • Toàn Tông • Toàn Tự • Tô Phi • Tổ Lang • Tổ Mậu • Tôn Ân • Tôn Bí • Tôn Cảo • Tôn Chấn • Tôn Di • Tôn Dị • Tôn Du • Tôn Hâm • Tôn Khải • Tôn Lãng • Tôn Lân • Tôn Hà • Tôn Hiệu • Tôn Hoàn • Tôn Hoán • Tôn Phụ • Tôn Thiều • Tôn Tịnh • Tôn Tuấn • Tôn Tùng • Tống Khiêm • Trần Biểu • Trần Tu • Trần Vũ • Trình Phổ • Trịnh Trụ • Trương Bố • Trương Đạt • Tu Doãn • Tu Tắc • Từ Côn • Từ Thịnh • Tưởng Khâm • Vu Thuyên • Vương Đôn
Tây Tấn
Chu Tuấn • Dương Hỗ • Dương Tắc • Dương Tông • Dương Triệu • Đỗ Dự • Đổng Nguyên • Đường Bân • Gia Cát Tự • Hồ Uyên • Khiên Hoằng • Lý Tùng • Mã Long • Mao Cảnh • Mạnh Cán • Thạch Bao • Thoán Năng • Trần Khiên • Tôn Tú • Tuân Khải • Tư Mã Dung • Tư Mã Lượng • Tư Mã Phụ • Tư Mã Trụ • Tư Mã Tuấn • Vương Hồn • Vương Tố • Vương Tuấn
Khác
Trương Bảo • Trương Lương • Trương Yên • Mã Nguyên Nghĩa • Hoàng Phủ Tung • Chu Tuấn • Hà Tiến • Đinh Nguyên • Từ Cầu • Hoa Hùng • Chủng Tập • Chủng Thiệu • Bào Tín • Kỷ Linh • Kiều Nhuy • Lôi Bạc • Trần Lan • Văn Xú • Nhan Lương • Khúc Nghĩa • Lý Thôi • Quách Dĩ • Trương Tế • Phàn Trù • Đoàn Ổi • Từ Vinh • Hồ Chẩn • Dương Định • Tào Báo • Lưu Tích • Giả Long • Trương Nhiệm • Lưu Khôi • Dương Ngang • Dương Nhiệm • Biên Chương • Bắc Cung Ngọc • Lý Văn Hầu • Thuần Vu Quỳnh • Viên Hi • Cao Cán • Cao Thuận • Thành Liêm • Tào Tính • Hác Manh • Trương Tiện • Liễu Nghị • Trách Dung • Hầu Tuyển • Trình Ngân • Trương Hoành • Thành Nghi • Lý Kham • Mã Ngoạn • Dương Thu • Lương Hưng • Lý Mông • Vương Phương • Đổng Thừa • Dương Phụng • Hàn Tiêm • Lã Giới • Vương Uy • Hoàng Tổ
Khác
Bàng Đức Công • Chu Bất Nghi • Chu Kiến Bình • Chu Quần • Chu Tuyên • Đỗ Quỳ • Đổng Phụng • Điêu Thuyền • Hạ Hầu Xứng • Hoa Đà • Hoàng Phủ Mật • Hoàng Thừa Ngạn • Hồ Chiêu • Mã Hưu • Mã Thiết • Lã Hưng • Lưu Huy • Mã Quân • Nễ Hành • Quản Lộ • Tả Từ • Tào Bất Hưng • Tào Thực • Tào Xung • Thành Tế • Tuân Sảng • Tuân Xán • Tống Trọng Tử • Tôn Thiệu • Triệu Nguyệt • Trịnh Huyền • Nhâm An • Trương Bao • Trương Tiến • Trương Trọng Cảnh • Tư Mã Huy • Vương Bật
Liên quan